Chuyên mục
Báo Trung Quốc ra sức xuyên tạc: “Mỹ cao giọng thăm Việt Nam, Việt Nam tuyên truyền ít ỏi”
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Báo Trung Quốc ra sức xuyên tạc: “Mỹ cao giọng thăm Việt Nam, Việt Nam tuyên truyền ít ỏi”

Thứ tư 25/05/2016 01:46 GMT + 7
Trang tin điện tử Cri/Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 23/5 đăng bài viết với tiêu đề sặc mùi tiêu cực “Obama thăm Việt Nam đánh con bài gì”. Tờ báo Trung Quốc này nói: Tổng thống sắp mãn nhiệm, rốt cuộc có thể nỗ lực được bao nhiêu là điều còn phải ngờ; quan hệ Việt - Mỹ không thể ấm lên.


Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ở Hà Nội sáng 23/5/2016.

Theo bài viết, đêm ngày 22/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam, bắt đầu tiến hành chuyến thăm chính thức 3 ngày đối với Việt Nam. Chuyến thăm này được công luận quan tâm và kỳ vọng rất cao, thậm chí có tờ báo nhận định chuyến thăm lần này sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới. 

Nhưng trang tin Cri dẫn quan điểm đố kị, cho rằng mặc dù quan hệ Việt - Mỹ ngày càng mật thiết, hai bên vẫn có sự “bất đồng rõ rệt” về các mặt như ý thức hệ, thể chế chính trị vậy nên chuyến thăm lần này khó có thể thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ về thực chất. 

Theo bài viết, ông Barack Obama thăm Việt Nam là để tăng cường thúc đẩy chiến lược “tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương”, nhưng là Tổng thống sắp mãn nhiệm, rốt cuộc ông có thể nỗ lực được bao nhiêu thì vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Quan hệ Việt - Mỹ không thể ấm lên trong ngắn hạn, bài viết nhận định. 

“Mỹ không thể bị lợi dụng, Việt Nam cũng không làm quân cờ của Mỹ”, bài viết đặt vấn đề tạo nghi hoặc như vậy và cho rằng từ khi lên cầm quyền đến nay ông Barack Obama đã đưa ra chiến lược “tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương”, nhiệm kỳ 8 năm nay sắp kết thúc, cần phải tổng kết hiệu quả thực hiện của chiến lược này.

Chiến lược “tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương” là một thành tựu đáng hài lòng của ông Barack Obama. Trong chiến lược này, Mỹ quay trở lại Đông Nam Á, quan hệ với các nước Đông Nam Á tiếp tục ấm lên, đặc biệt là quan hệ Việt - Mỹ có sự phát triển chưa từng có. 

Năm 2013, Việt - Mỹ tuyên bố xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện”, hợp tác hai nước trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học công nghệ và quốc phòng - an ninh không ngừng tăng cường. 


Các quan chức cấp cao của Hà Nội và Washington làm việc trong chuyến viếng thăm chính thức kéo dài 3 ngày của ông Obama (ảnh: Nhà Trắng).

Nhưng theo xuyên tạc của bài báo, người chủ đạo thực sự của quan hệ Việt - Mỹ là Mỹ, chiến lược của Mỹ cần “quân cờ quan trọng” Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam muốn dựa vào thực lực của Mỹ để tìm kiếm lợi ích cho mình, đặc biệt là “tìm kiếm quyền lợi đảo đá Biển Đông”.

Về căn bản, hai nước cần nhau ở mức độ “không bình đẳng”, Mỹ không thể bị Việt Nam “lợi dụng”, Việt Nam cũng không chịu làm quân cờ của Mỹ. 

Bài viết còn chủ động chia rẽ quan hệ Việt - Mỹ bằng những vấn đề nhạy cảm. Cụ thể, CRI cho rằng hai nước Việt - Mỹ còn những mâu thuẫn căn bản như ý thức hệ, thể chế chính trị, quan niệm giá trị; ảnh hưởng của Chiến tranh Việt Nam cũng khó có thể xóa bỏ hoàn toàn. 

Vì vậy, bài viết lập luận, cùng với việc quan hệ thân thiết với Mỹ, tâm lý đề phòng của Việt Nam hoàn toàn không giảm đi. Trong Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 2016, việc điều chỉnh nhân sự của Việt Nam “hoàn toàn không như ý” của Mỹ. Điều này cũng cho thấy những trở ngại to lớn cản trở quan hệ Việt - Mỹ vẫn tồn tại. 

Lúc này ông Barack Obama thăm Việt Nam được ông cho là làm sâu sắc quan hệ Mỹ-Việt, nhưng trang tin Cri cho rằng, đó là tổng kết quan hệ Mỹ-Việt. 

Mục đích là duy trì cục diện chiến lược hiện có, củng cố quan hệ Mỹ-Việt được xây dựng từ khi ông lên nắm quyền. Nói cho cùng, đây là “chuyến đi thể hiện thành tích chính trị” của ông Barack Obama.

Xuyên tạc về công tác tuyên truyền chuyến thăm của hai nước 


Tổng thống Obama đến chào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VOV

Bài viết xuyên tạc: “Mỹ cao giọng thăm Việt Nam, Việt Nam lại tuyên truyền ít ỏi”. Sự xuyên tạc này trái ngược hẳn với báo chí Việt Nam trong những ngày qua. Có lẽ, bài viết chỉ nhằm mục đích để đánh lừa dư luận Trung Quốc không biết tiếng Anh hay tiếng Việt. 

Theo bài viết, từ khi quan hệ hai nước bình thường hóa vào năm 1995, quan hệ Việt-Mỹ phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi hai nước tuyên bố xây dựng “quan hệ đối tác toàn diện”. Hợp tác song phương trên các phương diện như kinh tế thương mại, khoa học công nghệ và hợp tác quân sự được tăng cường, hầu như chỉ còn “một bước” nữa là thành quan hệ “đồng minh”.

Nhưng, theo bài viết, cái bước này không thể tiến đến với chuyến thăm của ông Barack Obama. Mặc dù trước khi ông Barack Obama đến thăm, Mỹ rất “cao giọng”, không chỉ đã tiết lộ hành trình thăm Việt Nam của ông Obama, mà còn nhấn mạnh “chuyến thăm lần này không chỉ nhìn lại Mỹ-Việt khôi phục quan hệ ngoại giao hơn 20 năm qua, mà còn đặt nền tảng vững chắc cho phát triển quan hệ Mỹ-Việt trong 20 năm tới”.

Phó Trợ lý các vấn đề an ninh quốc gia Tổng thống Mỹ, ông Rhodes cho hay: “Chúng tôi đã vượt qua lịch sử khó khăn, phức tạp, tìm được điểm lợi ích chung. Nếu nhìn vào hợp tác thương mại và chiến lược giữa Việt-Mỹ sẽ hiểu rõ, chuyến thăm lần này không phải là khép lại quá khứ, mà là hướng tới tương lai”. 

Mặc dù vậy, theo bài báo, Việt Nam lại tỏ ra tương đối kín tiếng, các phương tiện truyền thông chủ yếu không hề tiến hành tuyên truyền rầm rộ đối với chuyến thăm của ông Barack Obama. Nhưng, những ngày qua, nhất là ngày 23/5, việc đưa tin không hề vấp phải hạn chế nào về chuyến thăm của ông Barack Obama của báo chí Việt Nam đã bác bỏ quan điểm xuyên tạc này.

Bài báo đặt điều về các mâu thuẫn trong quan hệ Việt-Mỹ, đáng chú ý là Mỹ cũng “phản đối Việt Nam xây dựng đảo đá ở trên Biển Đông trong nhiều năm qua và muốn Việt Nam chấm dứt những hoạt động xây dựng này” như tuyên bố ngày 18/5 của Bộ Ngoại giao Mỹ. Bài báo cho đây là một việc “hiếm hoi”. 

Bài báo lại đề cập tới các vấn đề còn khác biệt giữa Việt-Mỹ như ý thức hệ, thể chế chính trị, vấn đề tôn giáo và nhân quyền – những vấn đề này được bài viết cho là hai bên còn tồn tại bất đồng và nó sẽ không tan biến cùng với chuyến thăm lần này của ông Barack Obama. Theo đó, bài báo xuyên tạc rằng, quan hệ Việt-Mỹ khó mà được tăng cường hơn nữa. 

Nhưng bài báo đã nhầm, Tổng thống Mỹ Obama vừa tuyên bố rõ ràng các lý do trong quan hệ với Việt Nam, nhất là ông tuyên bố Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Đó là một dấu mốc cho quan hệ Việt-Mỹ bình thường hóa hoàn toàn.

Bài viết cho rằng thực ra, ông Barack Obama không nắm được nhiều quân bài, bởi vì, TPP đã ký kết, hợp tác kinh tế thương mại và khoa học công nghệ đã không tồi, tiếp tục tăng cường tương đối khó khăn. 

Trong vấn đề Biển Đông, ông Barack Obama tiếp tục tìm cách “lôi kéo” Việt Nam tiếp tục “khiêu khích” (ngặn chặn mọi âm mưu và thủ đoạn bành trướng lãnh thổ và quân sự của) Trung Quốc, nhưng chắc chắn Mỹ sẽ không vì Việt Nam mà “lật mặt” với Trung Quốc.

Trong bất đồng về ý thức hệ, hai bên khó có thể “điều hòa” trong ngắn hạn – bài viết xuyên tạc. Trên thực tế, nhìn vào quan hệ Việt-Mỹ hiện nay, nhất là với tuyên bố của ông Obama trong chuyến thăm lần này, hai bên chấp nhận thể chế chính trị của nhau, thậm chí ông Obama còn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam khi hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là lời đáp trả cho những tuyên truyền xuyên tạc của báo chí Trung Quốc. 

Việt Nam tiếp tục thực hiện sách lược cân bằng nước lớn

Lê Việt Dũng

Nguồn: viettimes.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.