Chuyên mục
Báo Nga: Moscow không nên lo lắng về quan hệ quân sự giữa VN và Mỹ
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Báo Nga: Moscow không nên lo lắng về quan hệ quân sự giữa VN và Mỹ

Thứ tư 25/05/2016 15:39 GMT + 7
Nhà nghiên cứu Anton Tsvetov từ Hội đồng Nga về quan hệ quốc tế (RIAC) cho rằng việc dỡ bỏ cấm vận sẽ không dẫn đến bước nhảy vọt trong xuất khẩu vũ khí từ Hoa Kỳ và ít nhất trong mười năm tới.

Hãng tin Sputnik của Nga ngày 25/5 đưa tin cho biết, Moscow và Washington sẽ có một cuộc cạnh tranh mới tại Việt Nam sau khi Mỹ quyết định gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Hà Nội.

Theo báo Nga, quyết định mang tính bước ngoặt được Tổng thống Barack Obama công bố trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, đã mở cánh cửa mới cho thị trường vũ khí của Mỹ và làm dấy lên những quan tâm cho rằng nó khiến vị trí "thống soái" của Nga như nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam có thể bắt đầu suy giảm.


Nhà nghiên cứu Anton Tsvetov từ Hội đồng Nga về quan hệ quốc tế (RIAC) cho rằng việc dỡ bỏ cấm vận sẽ không dẫn đến bước nhảy vọt trong xuất khẩu vũ khí từ Hoa Kỳ và ít nhất trong mười năm tới.

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Anton Tsvetov từ Hội đồng Nga về quan hệ quốc tế (RIAC) cho rằng việc dỡ bỏ cấm vận sẽ không dẫn đến bước nhảy vọt trong xuất khẩu vũ khí từ Mỹ và ít nhất trong mười năm tới, Nga vẫn duy trì vị trí chủ đạo trên thị trường trong phần lớn các mục hàng quân sự giá trị cao.

"Nga sẽ vẫn bảo tồn vị trí thống soái trên thị trường Việt Nam về vũ khí trong hầu hết các thể loại giá thành cao, chẳng hạn như máy bay tiêm kích, tàu chiến và các hệ thống phòng thủ tên lửa, chí ít là trong mười năm tới.

Hoa Kỳ cũng có thể chiếm một vài phân điểm, bao gồm trang bị trinh sát biển và theo dõi hàng hải", ông Anton Tsvetov nói trong cuộc phỏng vấn với InoTV.

Trong khi đó, tờ Sự thật của Nga đưa tin cho rằng chuyến thăm Việt Nam của ông Obama chú trọng đến các vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh giữa hai nước.

Tại Việt Nam, Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry nhấn mạnh rằng việc việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không nhắm vào Trung Quốc mà dựa trên mong muốn của Washington nhằm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Đây là một xu hướng chính trị của đảng Dân chủ. Sau sự kiện Cuba, đảng Dân chủ muốn cho cử tri Mỹ thấy rằng có thể giải quyết tất cả các vấn đề còn tồn tại với các chế độ “phi dân chủ” bằng các biện pháp hòa bình chứ không phải dùng vũ lực.

Tờ Pravda dẫn lời Sergei Lunev, Giáo sư chuyên ngành Viễn Đông thuộc Học viện Ngoại giao LB Nga cho biết, Nga có cái nhìn thận trọng đối với sự phát triển quan hệ quân sự và chính trị giữa Mỹ đối tác truyền thống như Việt Nam và Ấn Độ của mình. Tuy nhiên, Nga không nên bi quan về điều này.

Hiện nay và trong tương lai gần, Việt Nam và Ấn Độ vẫn sẽ là khách hàng số một của trang bị vũ khí Nga.

Hiện nay và trong tương lai gần, Việt Nam và Ấn Độ vẫn sẽ là khách hàng số một của trang bị vũ khí Nga. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm Kilo, 18 chiến đấu cơ Su-30K, 6 chiếc tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard.

Theo báo cáo, trong 4 năm qua (2008 - 2011), ước tính xuất khẩu quân sự của Nga đến Việt Nam (các loại vũ khí theo Đăng ký Liên Hiệp Quốc) lên đến con số 1,88 tỷ USD, chiếm 6,3% tổng số xuất khẩu của Nga. Với chỉ số này, Việt Nam đang xếp hạng thứ 5 trong cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Nga.

Trong giai đoạn 4 năm (2012 - 2015) theo đơn đặt hàng hiện tại, Việt Nam là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 4 của Nga. Dự kiến, khối lượng xuất khẩu vũ khí của Nga đến Việt Nam thời kỳ 2012 - 2015 trị giá lên tới 2,43 tỷ USD, chiếm 7,6% tổng xuất khẩu của Nga.

Tờ Vzglyad dẫn lời Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị, Konstantin Sivkov, Việt Nam đang có nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí, nhưng sẽ không sớm ồ ạt nhập khẩu vũ khí của Mỹ do sự phức tạp của yếu tố chi phí, hệ thống quản lý.

Tổng biên tập của tạp chí Arms Export, Andrei Frolov, cũng tin rằng quyết định của ông Obama sẽ không đem lại sự thay đổi lớn ngay lập tức trong thị phần bán vũ khí cho Việt Nam.

Hoàng Hải
Nguồn: nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.