Chuyên mục
Azov dậy sóng: Nỗi khổ Kiev - phương Tây khi việt vị trước Putin
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Azov dậy sóng: Nỗi khổ Kiev - phương Tây khi việt vị trước Putin

Thứ ba 27/11/2018 09:01 GMT + 7
Thực tế cho thấy Vladimir Putin không có bất cứ nhượng bộ nào trước Mỹ - phương Tây, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thừa nhận...

Kiev - Maidan và phương Tây quyết tạo sóng tại biển Azov

Khủng hoảng giữa Nga và Ukraine trên biển Azov đang diễn ra theo chiều hướng rất nguy hiểm. Nguy hiểm không chỉ bởi hành động của Moscow và Kiev, mà nó nằm ở những hiệu ứng từ sự căng thẳng tại vùng biển chiến lược này.  

Kyiv Post ngày 26/11 đưa tin, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine John Herbst khẳng định rằng việc Nga bắt giữ các con tàu của Hải quân Ukraine vào ngày 25/11 là nhằm kích động Kiev phản ứng quân sự mạnh mẽ, tạo cớ cho Moscow tấn công Ukraine.

"Rõ ràng Nga đã chuẩn bị hành động và Moscow đã thể hiện quyết tâm ở mức cao nhất, mà động lực được thúc đẩy bởi Kiev đang cố gắng tăng sự hiện diện của Hải quân Ukraine ở Biển Azov".


Biển Azov đã dậy sóng

Ông Herbst thốt lên: "Thật không thể tưởng tượng nổi các thủy thủ Nga ở eo biển Kerch bắn vào các con tàu Ukraine mà không cần che đậy rằng đó là thực hiện lệnh của chính Tổng thống ông Putin hay cộng sự cao cấp của ông ta".

Tuy nhiên, theo nhà ngoại giao Mỹ và hiện là Giám đốc Trung tâm Eurasia của Hội đồng Đại Tây Dương, chính cách kiềm chế và phản ứng mềm dẻo, Kiev "có thể biến chiến thắng về chiến thuật của Moscow thành thất bại về chiến lược của Nga".

Từ Washington, cựu Đại sứ Mỹ ở Ukraine lên tiếng: "Thay vì chỉ trích Kiev khiêu khích, Moscow nên nghiêm túc. Bởi chính sự ích kỷ của nhà độc tài Vladimir Putin sẽ khiến nước Nga phải trả giá".

Trong khi đó, trao đổi với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sáng cùng ngày, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định: “Sự kiện này là lời nhắc nhở rằng có một cuộc chiến đang xảy ra ở Ukraine. Nó đã diễn ra trong hơn 4 năm qua".

Ông Stoltenberg cam kết: "Vị trí đồng minh của NATO với Ukraine luôn nhất quán. Từ năm 2014, tất cả các đồng minh trong NATO đã lên án hành động hung hăng của Nga tại Crimea và Đông Ukraine”.

Như vậy, rõ ràng Kiev - Maidan không hành động đơn độc mà phía sau họ là "những người anh em xa". Điều này cho thấy Kiev - Maidan và Mỹ - phương Tây đã quyết hợp lực tạo sóng lớn tại biển Azov. Thực ra không có gì bất ngờ cả.

Hẳn dư luận còn nhớ, ngày 18/10 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã tuyên bố rằng các chiến hạm của NATO không thể tiến vào biển Azov - vùng biển chung giữa Nga và Ukraine - để tập trận theo lời mời của chính quyền Kiev.

Theo Ngoại trưởng Nga thì Ukraine muốn tập trận với các đối tác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trên vùng biển Azov, tuy nhiên theo Hiệp ước Nga - Ukraine về biển Azov và eo biển Krech, thì việc này không thể thực hiện.


Nga quyết không để NATO lợi dụng vấn đề biển Azov

“Ukraine muốn mời NATO tập trận trên biển Azov, nhưng điều đó không thể được vì thỏa thuận của chúng tôi với Ukraine yêu cầu cần có sự đồng ý của cả hai bên thì các tàu chiến lạ mới có thể xuất hiện trên biển Azov”, Le Figaro tường thuật.

Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự Paul Goble tại Jamestown Foundation, thực tế trên biển Azov hoàn toàn có thể xảy ra cuộc xung đột vũ trang giữa Hải quân Nga và Ukraine, dù cho chiến sự nổ ra Nga sẽ chiếm ưu thế. Bởi Kiev muốn vậy.

Vì theo giới quan sát, chỉ cần Nga đáp trả hành động của Ukraine từ biển Azov, các tàu chiến của Mỹ và NATO sẽ có cớ vào khu vực này, thậm chí các lệnh trừng phạt mới từ các nước này sẽ tiếp tục áp đặt lên Nga.

Hoặc Moscow phải chấp nhận kế hoạch của Kiev về phân định ranh giới trên biển Azov và eo biển Kerch và từ đó đối mặt với nguy cơ chiến hạm của Mỹ và NATO xuất hiện tại biển Azov - trong phần lãnh hải của Ukraine.

Do vậy, không phải ngẫu nhiên chính quyền Kiev - Maidan cho tàu hải quân đi vào vùng lãnh hải của Nga trên biển Azov, cố tình để bị Nga tấn công và bắt giữ. Và NATO đã thể hiện rõ ý đồ khi khẳng định Ukraine là đồng minh chiến lược.

Nỗi khổ của Kiev-NATO khi việt vị trước Putin trong ván cờ Ukraine

Ngày 22/11, khi trả lời phỏng vấn Viện Báo cáo Chiến tranh và Hòa bình, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thừa nhận NATO đã sai lầm khi không trao cho Ukraine Kế hoạch Hành động Thành viên (MAP) vào tháng 4/2008.

Ông Rasmussen, Tổng thư ký NATO giai đoạn 2009 - 2014, cho rằng đó là thất bại lớn nhất của Mỹ - NATO trước Tổng thống Nga Putin, vì từ đó phải đứng nhìn nhà lãnh đạo Nga thực hiện những nước đi quyết định trong ván cờ Ukraine.

Cựu Thủ tướng Đan Mạch chỉ ra rằng Washington và Brussels đã đánh giá quá sai lầm về Tổng thống Putin khi hi vọng rằng ông Putin sẽ thực hiện chính sách đối ngoại mang tính nhượng bộ phương Tây như người tiền nhiệm Boris Yeltsin.


Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho rằng Mỹ-NATO đã đánh giá sai về Tổng thống Putin

"Nhưng thực tế cho thấy Vladimir Putin đã không có bất cứ nhượng bộ nào. Putin đã không xây dựng Nga là một đối tác chiến lược, mà biến Nga thành một đối thủ chiến lược của Mỹ - NATO”.

Ông Rasmussen cho rằng : "Chúng tôi đã nắm lấy cơ hội sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô-Đông Âu và sự sụp đổ của Bức tường Berlin, để xây dựng quan hệ chiến lược với các đối tác ở hướng Đông, từ đó mở rộng cả NATO và EU.

Tháng 4/2008, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Bucharest, chúng tôi đã quyết định sẽ đưa Ukraine trở thành thành viên của NATO. Chúng tôi cho rằng đó là điều cần phải làm sớm".

Ông Rasmussen cho biết ông ủng hộ việc cấp MAP cho Ukraine ngay tại thời điểm đó. Tiếc rằng NATO không làm điều đó, mà nguyên nhân là do đánh giá sai về con người Putin, bởi thực tế ông Putin quá quyết đoán.

Theo cựu Tổng thư ký NATO, ông Putin đã thể hiện điều đó qua cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó đặc biệt nguy hại là việc ông Putin thực hiện tái sát nhập bán đảo Crimea vào nước Nga, khiến Mỹ - NATO không thể hành động.

Mặc dù vậy, ông Anders Fogh Rasmussen khẳng định NATO không từ bỏ việc đón nhận Ukraine, chỉ có điều là phải làm sao phá được thế việt vị trước Tổng thống Putin trong ván cờ Ukraine.

Để Putin đưa vào thế việt vị, Washington - Brussels buộc phải lựa chọn, hoặc vi phạm điều 5 Hiến chương NATO, từ bỏ phòng vệ tập thể, hoặc khuyên Ukraine từ bỏ lãnh thổ, hoặc chọn tấn công Nga.

"Đối với NATO, điều này rất nan giải", theo Tổng thư ký đương nhiệm của NATO Stoltenberg. Dự kiến ngày 4/12 tới đây sẽ có một cuộc họp quan trọng giữa Ukraine và NATO.


NATO vẫn phải để cho Kiev-Maidan nuôi mộng

Theo ông Vadym Prystaiko, Đại sứ Uckaine tại NATO, cuộc họp sắp tới "sẽ tương tự Hội nghị thượng đỉnh NATO - Ukraine", chuẩn bị cho bước hội nhập sâu rộng hơn của Ukraine vào ngôi nhà chung Châu Âu - Đại Tây Dương.

Vấn đề là Mỹ - NATO chưa biết thực hiện bằng cách nào để có thể buộc Tổng thống Putin phải nhượng bộ, và dường như hối thúc Kiev - Maidan tạo sóng lớn tại biển Azov là cách thăm do của Mỹ - NAO, song ông Putin cho thấy vẫn rất quyết liệt.

Vì vậy, theo giới hoạch định chiến lược Mỹ - NATO, có lẽ Washington - Brussels vẫn phải để Kiev -Maidan "đứng ngoài hiên, chứ chưa thể bước vào ngôi nhà chung". Điều đó cho thấy, việt vị trước Putin quả là một nỗi khổ!

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.