Chuyên mục
Nước Nga một thời tôi từng có
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nước Nga một thời tôi từng có

Thứ năm 01/03/2018 04:19 GMT + 7
Mùa đông, các dòng sông ở Nga đóng băng hầu hết, sau khi cúng ông bà, tổ tiên xong, nhiều gia đình đành chở xe ra những đoạn sông ấm, hoặc phải khoét lỗ băng thả cá xuống mới yên tâm xong công đoạn dâng sớ lên cho thần thánh…

Vào thời điểm đỉnh cao nhất, người Việt ở nước Nga lên đến hơn 200 ngàn người. Người Việt sang Nga, mang theo phong tục tập quán phương Đông đến miền xứ lạnh. Người Nga thực sự biết đến một lễ hội lớn nhất của người Việt là Tết Nguyên đán. Từ chỗ còn ngỡ ngàng, sau 1/3 thế kỷ trôi qua, họ đã quen với sự có mặt của người Việt, quen với những truyền thống của một dân tộc vốn có một truyền thống lâu đời và hữu nghị với nhân dân Nga.

Những cái Tết của người Việt trước thập kỷ 90, sau này người ta gọi là thời hậu Xô Viết, thường diễn ra trong các ký túc xá, nơi ăn ở của hàng trăm công nhân.

Thủ đô Moscow - “trái tim” của nước Nga. ảnh: Tư liệu.

Hồi đó, mỗi tuần chỉ có một chuyến bay từ Hà Nội sang Matxcơva với chặng hành trình 18 tiếng, hành khách ta ngoài một số tư trang, hầu như không mang theo đồ thực phẩm. Do vậy, Tết trong Ốp, gọi tắt từ Ký túc xá trong tiếng Nga, chủ yếu là các món ẩm thực tự biên, tự diễn.

Anh em công nhân mua thực phẩm ở cửa hàng như chân giò, nấm Nga. thịt lợn về tự chế biến giò thủ, giò lụa, măng nấm, làm thịt đông, nấu mứt. Họ tự chế biến phồng tôm từ bột khoai tây và tự làm dưa hành củ. Ở các chợ Nga anh em vẫn lùng ra gạo nếp và đậu xanh vùng Trung Á về gói bánh chưng, dùng bao nylon thay lá dong và dây nhựa thay lạt giang, dùng nồi áp suất đun lên, bày ra mâm nó cũng gợi nhớ  chiếc bánh chưng xanh quê nhà ngày Tết.

Nhưng cho đến khoảng năm 92, 93 thì tình hình khác hẳn.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, hàng ngàn công nhân người Việt không có chỗ làm việc, các nhà máy bị phá sản, những ký túc xá biến thành thương xá (Ốp - Chợ), là nơi tá túc và kinh doanh của những tiểu thương mới.

Cơ chế thị trường mở ra, hàng hoá tràn ngập, các chuyến bay tăng dần và thời gian bay được rút ngắn, các thứ tiêu dùng ngày Tết được mang từ Việt Nam sang tràn ngập khu hàng khô trong Thương xá.

Ngày 23 âm lịch nhà nào cũng cúng ông Táo về trời bằng cá chép hoặc là tươi sống mua ở chợ, hoặc cá chép giấy trang kim nhãn hiệu Trung Hoa.

Mùa đông, các dòng sông ở Nga đóng băng hầu hết, sau khi cúng xong, nhiều gia đình đành chở xe ra những đoạn sông ấm, hoặc phải khoét lỗ băng thả cá xuống mới yên tâm xong công đoạn dâng sớ lên cho thần thánh. Nếu không có cảnh tuyết bay trắng xoá, nếu không có cái lạnh âm mấy chục độ, nếu không nhìn xa ra ngoài đường phố Nga, thì ai cũng ngỡ đây là căn phòng Việt trên đất Việt. Ngày mồng một Tết, sau khi có người xông đất, người Việt rủ nhau đi chúc Tết người thân. Nhưng những người chọn được ngày tốt thì vẫn ra chợ bán hàng như 365 ngày khác.

Chừng một tuần sau, những người về Tết trong nước lại lục tục bay sang, không khí Tết còn kéo dài ra hết rằm tháng Giêng mới lắng lại.

Nguyễn Huy Hoàng
Nguồn: danviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.