Chuyên mục
Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga: Khó khăn và cơ hội
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga: Khó khăn và cơ hội

Thứ năm 26/03/2015 11:36 GMT + 7
Đồng Ruble mất giá, hàng hóa và thực phẩm tăng cao, người tiêu dùng tại Nga tiết kiệm chi tiêu đang là khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga.

Các doanh nghiệp lớn của Việt Nam và Nga đang hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày, đồ gỗ (Ảnh: TTXVN)

Trong khi các loại hàng hóa thiết yếu như hàng may mặc, giày dép, thực phẩm... là lĩnh vực kinh doanh chính của cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam tại Nga, đồng Ruble mất giá, người tiêu dùng Nga tiết kiệm chi tiêu, việc tìm giải pháp để vượt qua khó khăn là bài toán chung của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Nga lúc này.

Các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam tại Nga phải mua nguyên vật liệu và phụ kiện máy móc từ nước ngoài bằng đồng USD, sau đó sản xuất thành phẩm và bán hàng bằng đồng Ruble. Trong khi đó, đồng Ruble đang mất giá khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn. Tình trạng này tương tự với các doanh nghiệp phân phối hàng may mặc và hàng tiêu dùng xuất khẩu.

Ông Trần Quốc Triệu - Chủ tịch HĐQT Công ty Upsway, LB Nga - nói: "Đồng USD đang từ 30, 33 lên đến 61, 62, thậm chí có lúc gần 70, mất một nửa tiền. Tức là tài sản của mình tự động mất đi một nửa".

Theo bà Lê Thu Thủy - Giám đốc Văn phòng đại diện Hapro tại Nga: "Trong 2 - 3 tháng đầu năm nay, chưa có số liệu thống kê, nhưng các hợp đồng suy giảm gần như đến mức 0".

Mặc dù vậy, theo Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại Nga, bối cảnh kinh tế hiện nay với các doanh nghiệp khối sản xuất, xuất khẩu hay phân phối hàng hóa thì lợi nhuận sẽ ít hơn, chứ không thể nói là thua lỗ hay phá sản. Thậm chí, nếu có bước chuyển đổi mô hình kinh doanh đúng hướng thì đây là một cơ hội.

Nhật Linh - Chu Thái
Nguồn: VTV
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.