Chuyên mục
Công nhân Việt tại Nga: ‘Nhiều thứ ở đây còn rẻ hơn cả ở Việt Nam’
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Nội dung bài báo viết: (người lao động vn lại dc hưởng lợi từ việc giá đô tăng là Phi lý). Mình ví dụ: tiền thuê nhà và...
Đồng rúp mất giá thì cái gì chả tăng theo, sao lai phat biểu là rẻ hơn Việt Nam nhỉ, thật không biết gì cả. Ếch ngồi...
Những ai đã sống lâu rồi mới thấu hiểu được những khó khăn gian khổ để kiếm được đồng tiền gửi về vn để giúp đỡ gia...

Công nhân Việt tại Nga: ‘Nhiều thứ ở đây còn rẻ hơn cả ở Việt Nam’

Thứ ba 13/01/2015 11:19 GMT + 7
Việc đồng rúp Nga mất giá đã khiến cho thương nhân Việt ở Nga gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giới lao động lại thấy có phần lợi khi mà tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt đều giảm.

Một khu chợ của người Việt tại Nga đìu hiu trong cơn “khủng hoảng đồng rúp“

Thương nhân lo lắng

Trong khi giá USD (mà bà con người Việt ở Nga thường gọi là đồng ’xanh’) lên và đồng rúp bị mất giá với tốc độ phi mã khiến việc buôn bán thêm khó khăn.

Khắp các khu chợ lớn của Moscow, nơi có bà con người Việt làm ăn buôn bán, như  Trung tâm Thương mại Moscow, tức chợ Liu, và Trung tâm Thương mại Sadovod tức chợ Chim, tiểu thương người Việt đều lo lắng.

Tờ báo dẫn lời anh Hợi, một người bán áo ấm ở chợ Chim, cho biết năm nay hàng vụ đông thất thu vì thời tiết ấm dài, gần hết tháng 11 mà tuyết ở Moscow vẫn chưa rơi. Trong khi đó, tiền thuê chỗ bán hàng giờ đã là 500.000 rúp (khoảng 200 triệu đồng) mỗi tháng. Đó là chưa kể các khoản chi tiêu hàng ngày, tiền thuê nhà ở, trả lương cho nhân viên bán hàng.

“Gay quá anh ạ”, anh nói. “Đã thế khách hàng còn thử chán chê, có khi mua áo của mình xong rồi còn quay lại trả, vì đầu kia hàng hạ giá hơn.”

Chị Hồng Liên ở chợ Liu cũng cho biết “có khách Nga đã thử, trả tiền mua một chiếc áo ấm màu đen kiểu cách mới với giá 2.300 rúp, tức là đã rẻ hơn bình thường đến 200 rúp, nhưng 10 phút sau quay trở lại trả áo”.

Nguồn tin này cho biết thêm, quần áo mùa đông ở các chợ người Việt tại Moscow năm nay có nhiều dáng mới, đẹp, màu sắc bắt mắt, và chủ yếu do các chủ xưởng may Việt Nam sản xuất tại vùng ngoại ô và các thành phố gần thủ đô. Anh Hợi nói “mẫu mã, chất lượng của hàng do người Việt làm giờ cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, một chủ hàng ở chợ Liu nói, “giá hàng ăn theo giá đô, giá đô lên thì hàng cũng buộc phải tăng giá”. Anh cũng cho biết nếp cái hoa vàng, mì chính, nước mắm, đậu xanh, miến, mì tôm, gạo tám, gạo Thái, gạo ông Địa, cà muối đều phải tăng giá, do phí vận chuyển tính theo tỷ giá USD.

Tại Trung tâm thương mại Dubropka khách vào ra cũng thưa thớt. Tiền thuê chỗ bán hàng tăng so với trước. Anh chị Tiến bán quần áo da cho biết “quầy nhìn thế này thôi mà bọn em thuê lại mỗi tháng phải trả 200.000 rúp (tương đương 80 triệu đồng) đấy, cực lắm mà vẫn phải chiến đấu, bởi về nhà bây giờ cũng khó làm ăn lắm, biết chạy đi đâu? Lại còn con cái, bố mẹ già”.

Lao động được nhờ

Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam qua điện thoại, anh Đỗ Hữu Trường, 29 tuổi, một người quê gốc Hải Phòng đang làm việc tại khu ngoại thành thành phố Khaxaviut của Nga cho biết, từ ngày đồng rúp mất giá, giá cả các mặt hàng tại Nga cũng giảm mạnh.

Anh Trường đang thuê một căn phòng ở ngoại ô thành phố này với diện tích trên 30m2, giá tính theo tiền Việt khoảng 1,6 triệu đồng một tháng (tính ra tiền Việt).

“Phòng tôi có 4 người ở, tính ra mỗi người chỉ phải bỏ ra 400 nghìn đồng/tháng cho tiền thuê nhà”, anh Trường vui mừng chia sẻ.

Trước đó, tiền thuê nhà của anh Trường và những người bạn là 2,5 triệu đồng một tháng.

Anh Trường (ngoài cùng bên phải) và nhiều lao động Việt Nam tại Nga đang liên hoan mừng năm mới 2015.

Ngoài việc tiền thuê nhà giảm, chi phí ăn uống cũng giảm sau khi đồng rúp mất giá.

“Hiện tại, nếu tính tổng chi phí cho một tháng ở đây tôi chỉ mất khoảng 2 triệu đồng. Còn cách đây khoảng một năm về trước thì tôi phải bỏ ra hơn 3 triệu đồng mới sống tạm ổn”, anh Trường cho biết.

Không chỉ có tiền thuê nhà và tiền ăn uống giảm, anh Trường cho hay, Nga tuy là một đất nước phát triển nhưng nhiều thứ rẻ hơn ở Việt Nam. Anh Trường ví dụ: “Chúng tôi muốn có internet để hằng ngày trò chuyện với người thân bên Việt Nam nên nhờ chủ nhà đăng ký hộ. Bốn người chúng tôi chỉ mất có 160 nghìn đồng cho mỗi tháng sử dụng. Dùng internet và thuê nhà ở đây hiện giờ có khi còn rẻ hơn ở Việt Nam”.

Theo người công nhân này, với số tiền đó nhưng tốc độ mạng ở đây cũng rất tốt. “7, 8 điện thoại bắt wifi cùng một lúc mà vẫn xem phim, đọc báo bình thường”, anh Trường nói.

Tuy nhiên, được cái nọ thì khó cái kia. Bởi từ ngày kinh tế Nga gặp khó khăn và “khủng hoảng đồng rúp” thì chuyện việc làm đối với nhóm của anh Trường cũng nhức nhối.

“Chúng tôi chuyên đóng trần thạch cao và bả sơn cho các gia đình ở quanh khu vực thành phố Khaxaviut. Nhưng dạo này ít việc do tác động chung của cả nền kinh tế Nga, người dân chi tiêu tiết kiệm hơn. Hơn nữa cũng đến mùa đông rồi, mọi hoạt động đều bị chậm lại do yếu tố thời tiết. Tôi đã ở đây được gần 3 năm, giờ khó khăn lắm. Tôi tính năm sau sẽ về nước”, anh Trường than thở.

V.Cường


BBT quyết định đăng bài viết này để bạn đọc có thể biết thêm một số ý kiến cá nhân trong nước, hoặc đang sống ngay tại Nga, nhưng vẫn có cái nhìn thiển cận về thực tế đầy khó khăn của cộng đồng người Việt trong bối cảnh đồng rúp Nga đang mất giá từng ngày.

BBT hoan nghênh những ý kiến phản hồi có tính cách xây dựng, giúp bạn đọc xa gần hiểu thêm về cuộc sống thực tế ở Nga, đồng thời thức tỉnh một bộ phận nhỏ các bạn trẻ còn suy nghĩ nông cạn, hời hợt đến mức bày tỏ sự "hào hứng" với cảnh đồng rúp mất giá như hiện nay.

Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, viết phản hồi bình luận tích cực, sử dụng ngôn ngữ phù hợp. BBT sẽ đăng tải toàn bộ phản hồi như vậy để mọi người cùng hiểu rõ hơn, đúng hơn về bối cảnh đồng rub mất giá hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến từng đối tượng người Việt tại Nga.

BBT Baonga.com


Nguồn: vietq.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.