Chuyên mục
Vỡ mộng ở xứ người
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vỡ mộng ở xứ người

Thứ tư 14/10/2015 03:06 GMT + 7
Thiếu việc làm, thu nhập thấp, bệnh sốt rét, trốn tránh cảnh sát, lo sợ cướp bóc… là tình cảnh mà những lao động Việt Nam đi làm “chui” ở Angola phải đối mặt

13 thanh niên ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa vì tin tưởng người môi giới  hứa sang Angola làm việc với thu nhập thấp nhất là 800 USD/tháng nên đã chạy vạy vay tiền để đi. Khi đặt chân tới đất nước xa xôi này, giấc mơ đổi đời của họ nhanh chóng tan biến.

Anh Tô Văn Phúc kể lại những ngày tháng kinh hoàng ở Angola

Dù về nước đã gần 3 năm nhưng nhắc lại những ngày chui lủi ở Angola, anh Tô Văn Phúc (ngụ xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc) vẫn còn ám ảnh. Anh cho biết do tin ông Nguyễn Văn Hà (ngụ cùng xã) nên cùng 12 người khác đồng ý để được ông này đưa sang Angola làm việc, mỗi người nộp 136,5 triệu đồng. “Gia đình tôi cầm cố nhà cửa vay Quỹ Tín dụng nhân dân Ngư Lộc 100 triệu đồng và vay nóng bên ngoài để chồng đủ số tiền cho ông Hà. Ai ngờ, mới đặt chân xuống sân bay ở Angola đã biết bị lừa” - anh Phúc nhớ lại.

Trong chuyến đó, ngoài 13 người ở huyện Hậu Lộc còn có 4 người tỉnh khác. Lúc xuống sân bay, họ được đưa đến một công trường, làm 2 ngày thì hết việc nên được đưa tới một nhà hoang. Trong gần nửa tháng, 17 người sống trong nơm nớp lo sợ bởi nạn cướp bóc xảy ra thường xuyên. Sau đó, họ được đưa tới công trường khác, làm việc quần quật suốt ngày, ăn toàn gạo mốc, canh loãng. Anh Phúc và một số người bị sốt rét, may mắn là trong lúc đó thì gia đình gây sức ép buộc ông Hà đưa về nước.

Ông Triệu Ngọc Tuân, cha của anh Triệu Văn Tuấn (SN 1987, ngụ xã Ngư Lộc, sang Angola cùng chuyến với anh Phúc), cho biết ngay đêm anh Tuấn lên máy bay, ông xem truyền hình thấy nói nhiều người bị lừa sang Angola. “Lo quá, tôi gặp Hà hỏi thì ông ta trấn an mọi người rằng sẽ được vào công trường làm việc, có hợp đồng lao động đàng hoàng. Nhưng hôm sau, con gọi điện về, tôi biết đã bị lừa” - ông Tuân nói.

17 lao động sau gần 5 tháng sống khổ cực tại Angola đã không nhận được đồng lương nào. Về nước, không công ăn việc làm lại thêm sốt rét khiến anh Phúc yếu đi nhiều. Hai năm qua, ai thuê gì anh làm nấy, không thì ở nhà trông con cho vợ bán cá ngoài chợ. “Nhà có 7 khẩu, trong đó có cha mẹ già và 3 con nhỏ, 2 vợ chồng là lao động chính, giờ bị lừa mất hết tiền bạc, không có gì để trả nợ” - anh Phúc chua chát.

Trong số những người bị ông Hà lừa qua Angola, hiện còn ông Bùi Xuân Cường chưa về nước, đang cố ở lại làm “chui” để kiếm tiền trả nợ. Vợ ông, bà Hoàng Thị Mão, hoang mang: “Xem truyền hình, biết có người Việt bị bắn chết ở Angola, tôi lo lắm”.

Tuyệt đối không đi lao động “chui”

Anh Hoàng Kiên (ngụ xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) cho biết sau khi đi hợp tác lao động ở Hàn Quốc về, anh được một người môi giới hứa đưa sang Angola làm việc, thu nhập 1.000 USD/tháng. “Tôi đưa hết 4.000 USD tích cóp từ Hàn Quốc cho người môi giới. Thế nhưng, do đi bằng đường du lịch, không có hợp đồng nên tôi cùng nhiều người khác được đưa vào lán của một công trình ở Angola để trốn cảnh sát và chờ việc. Không việc làm, trốn tránh cảnh sát, sợ cướp bóc nên về nước cho yên, xem như mất 4.000 USD cho một chuyến du lịch vậy” - anh Kiên nói.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết hiện chỉ vài doanh nghiệp được thí điểm đưa lao động sang làm việc ở Angola (như Công ty CP Phát triển quốc tế Việt Thắng,  Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực Hoàng Long, Công ty CP Xây dựng và Hợp tác lao động…). Từ đầu năm đến nay, chỉ khoảng 300 lao động sang Angola qua các công ty này, chi phí khoảng 40 triệu đồng/người. Trong khi đó, hàng ngàn người được các cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa đi phải chung chi bình quân 6.500 USD/người, khi sang Angola phải làm việc cho các nhà thầu xây dựng nhỏ nên việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, không có bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế và không được bảo vệ khi xảy ra rủi ro. Vì thế, người lao động tuyệt đối không sang Angola theo các cá nhân, tổ chức không có chức năng. D.Quốc

Bài và ảnh: Tuấn Minh
Nguồn: nld.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.