Chuyên mục
Rửa bát ở xứ người kiếm tiền học tiến sĩ
QC TU 1
BÌNH LUẬN
kien tri va nhan nai thi bat cu o noi nao cung co the song va hoc tap theo y muon cua minh xin chuc mung cac vi da...

Rửa bát ở xứ người kiếm tiền học tiến sĩ

Chủ nhật 01/12/2013 04:44 GMT + 7
Không ít bạn trẻ ngày nay sẵn sàng từ bỏ những vị trí tốt, công việc ổn định với mức lương cao ở trong nước và chấp nhận làm nhân viên lao động phổ thông ở xứ người để kiếm tiền học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

 
La Hoài Tuấn với những hình ảnh ở trường và làm công nhân dọn vệ sinh.
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Làm nhân viên vệ sinh, phụ bếp

Trước khi sang Úc học lấy bằng thạc sĩ kinh doanh tài chính, Bùi Trọng Giang từng làm Trưởng phòng Thẩm định ngân hàng SCB và Giám đốc Công ty đầu tư và quản lý tài sản của ngân hàng. Với mức lương mỗi tháng 35 triệu đồng, cộng với các thu nhập làm thêm khác, Giang có một cuộc sống hết sức thoải mái.

Thay đổi nhân sinh quan

Các nhân vật chính trong bài viết này đều cho rằng, bài học lớn nhất mà họ có được chính là sự trải nghiệm. Chính sự trải nghiệm nơi đất khách đã giúp họ rèn thêm ý chí, lòng kiên nhẫn và thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực hơn.

La Hoài Tuấn nhìn nhận: “Đi học để có được tương lai tươi sáng hơn chỉ là một phần, điều hài lòng nhất là có được những trải nghiệm tuyệt vời từ những công việc tưởng như tầm thường nhất trong xã hội và nhận thấy làm công việc nào cũng vinh quang, thấy thấm thía giá trị của lao động. Tầm nhìn hay nói rộng hơn là nhân sinh quan của mình đã được mở rộng rất nhiều”.

Thế nhưng, anh lại quyết định bỏ hết để quay lại giảng đường tiếp tục học sau đại học. Dù có học bổng, nhưng để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống nơi đất khách, Giang sẵn sàng làm những công việc như phụ bếp, rửa bát, nhân viên phục vụ và công nhân xưởng bánh.

Giang cho biết: “Khi làm phụ bếp, mình bắt đầu từ 9 giờ sáng đến khi quán đóng cửa là 22 giờ, nhưng để bước ra khỏi quán thì thường là 23 giờ 30. Đây là công việc khá vất vả vì ngoài việc chạy đi chạy lại, cuối ngày còn phải cọ rửa các loại nồi, xoong, chảo và đổ rác. Còn công việc trong xưởng bánh thì lại vất vả kiểu khác, phải có mặt ở xưởng từ 5 giờ sáng. Mùa hè thì còn đỡ, mùa đông phải dậy sớm từ 4 giờ 30 để còn kịp chuyến xe buýt”.

Với La Hoài Tuấn, một nhân viên marketing kiêm giảng viên thỉnh giảng đại học, khi bước chân sang Úc, trong ví chỉ còn khoảng 400 đô la Úc, số tiền kiếm được khi đi dạy lúc ở Việt Nam, nên gần như phải bắt đầu từ con số không.

Tuấn đặt mục tiêu phải kiếm được 30.000 đô la Úc trong vòng 2 năm để đủ tiền đóng học phí cho chương trình thạc sĩ giáo dục tại Trường University of South Australia.

Công việc đầu tiên Tuấn làm là xin phát catalogue cho 2 công ty chuyên phân phối tài liệu quảng cáo lớn của Nam Úc. Mỗi tuần Tuấn phải chạy đi phát cho 1.100 nhà. Ngoài ra, Tuấn còn nhận phát 260 tờ báo. Ngày nào cũng phải thức muộn và dậy từ 4, 5 giờ sáng mới đạt kế hoạch.

 
La Hoài Tuấn đạp xe đi đưa catalogue - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Công việc thứ 2 của Tuấn là phụ bếp ở một nhà hàng từ 18 giờ tối tới khuya. Phải thuộc tên 15, 16 loại rau củ và 20 món chiên để biết sắp xếp đúng chỗ.

“Cuối ngày mình phải dọn dẹp, lau rửa mọi thứ, lau sàn bếp, đổ rác. Động tác phải nhanh, gọn, chính xác. Công việc cứ ào ào, làm không ngẩng được mặt”, Tuấn kể.

Rồi Tuấn còn đi làm nhân viên vệ sinh cho các cao ốc gồm các công việc thu gom rác, hút bụi, lau tường, lau kính… với thù lao 23 đô la Úc/giờ.

Không bỏ cuộc

Nguyễn Quang Đại (quê Hòa Bình) sau khi tốt nghiệp Trường đại học Bách khoa Hà Nội năm 2006, được tuyển dụng vào làm tại Cục điều tiết điện lực (Bộ Công thương). Công việc chính cùng với việc làm thêm đã cho Đại mức thu nhập khá cao.

Tuy nhiên, sau 2 năm làm việc, Đại cũng quyết định nghỉ việc để du học tự túc chương trình thạc sĩ về chuyên ngành điều khiển tự động. Và Đại cũng trải qua các công việc lao động chân tay như dọn văn phòng, rửa bát và đưa pizza.

 
Bùi Trọng Giang (trái) và Nguyễn Quang Đại - Ảnh: Nhật vật cung cấp

“Thời gian đầu sang đây rất khó khăn, mặc dù đủ điểm tiếng Anh nhưng để giao tiếp và làm việc với người bản xứ là một chuyện hoàn toàn khác. Cũng có nhiều lúc thấy nản chí, muốn buông tay nhưng lòng lại tự nhủ phải cố gắng tiếp tục chiến đấu vì một tương lai tốt hơn”, Đại chia sẻ.

Bằng những nỗ lực đó, Đại đã nhận được kết quả xứng đáng. Kỳ đầu tiên của khóa học thạc sĩ tại Trường ĐH New South Wales (Úc), cả bốn môn học Đại đều đạt điểm xuất sắc.

Kết thúc học kỳ 1, Đạt được giáo sư Rahman, Trưởng Bộ môn Hệ thống điện của trường, mời ở lại để cùng thầy viết giáo trình môn học Điện tử công suất. Đến hết kỳ 2, Đạt đã xin được học bổng làm tiến sĩ tại Trường ĐH New South Wales.

Trong thời gian làm tiến sĩ, Đại lại tiếp tục làm công việc rửa bát tại nhà hàng của một chủ người Việt, đưa pizza cho hãng pizza HUT với mức lương 10 đô la Úc/giờ. Cùng với đó, Đại được nhận làm trợ giảng 2 môn trong mỗi học kỳ tại trường.

Nói về những giây phút nản chí tưởng chừng không thể tiếp tục, La Hoài Tuấn tâm sự: “Đúng là trước khi đi dù nghĩ sẽ phải chịu cực để kiếm đủ tiền học nhưng cũng không ngờ phải cực như vậy. Những lúc chuẩn bị "đầu hàng" thì mình lại đấu tranh dữ dội và rồi quyết định mình vẫn sẽ tiếp tục. Nếu dừng lại, cơ hội sẽ mãi không bao giờ đến. Nếu đi tiếp, dẫu có lúc bế tắc nhưng rồi sẽ tìm ra con đường khác để tới đích”.


Mỹ Quyên
Nguồn: thanhnien.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.