Chuyên mục
VN: Tỷ giá USD sụt chưa từng thấy trong nhiều năm
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

VN: Tỷ giá USD sụt chưa từng thấy trong nhiều năm

Thứ năm 08/10/2015 14:06 GMT + 7
Chỉ trong ba giờ giao dịch, giá USD mua vào của các ngân hàng đã giảm 200 VND...


Sáng nay (8/10), tỷ giá USD/VND có biến động hiếm có. Ngân hàng liên tục giảm giá mua vào, mức bán ra vênh lớn giữa các thành viên.

Ngay khi mở cửa giao dịch, tỷ giá USD/VND đã giảm thêm 10 VND so với cuối chiều qua. Tốc độ giảm rất nhanh và mạnh thể hiện ngay sau đó.

Đến quãng 10h30, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức giá bán ra đã xuống còn 22.200 VND, giảm tới 220 VND so với mức đóng cửa hôm qua.

Đó là mức sụt giảm chưa từng thấy trong nhiều năm qua, chỉ trong vòng ba giờ giao dịch.

Đến cuối giờ sáng, các ngân hàng thương mại nâng giá bán ra trở lại, nhưng có khác biệt lớn giữa các thành viên. Như ở biểu niêm yết trực tuyến của Eximbank, giá USD bán ra có lúc hồi lên 22.330 VND nhưng nhanh chóng lùi về 22.300 VND; còn tại Vietcombank lại áp thấp hơn với 22.240 VND.

Trên thị trường liên ngân hàng, đến giữa giờ giao dịch sáng nay, mức thấp nhất ghi nhận 1 USD chỉ còn 22.160 VND.

Thị trường đang sóng sánh theo chiều giảm. Diễn biến giảm rất nhanh đó chỉ từng có ở thời điểm đầu tháng 8/2013. Trước đà giảm mạnh khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã phải can thiệp, nâng giá mua vào ngoại tệ tăng dự trữ và chặn đà rơi.

Đến cuối giờ sáng nay, dù giá bán có bước hồi trở lại, nhưng giá mua vào USD của các ngân hàng lại yết ở mức rất thấp, chỉ còn 22.130 - 22.140 VND.

Điểm đáng chú ý là chênh lệch giữa giá bán ra - mua vào đã doãng rộng tới 100 - 170 VND, khoảng cách thường chỉ có ở thời điểm thị trường biến động mạnh, giá giảm quá sâu và nhanh khiến các ngân hàng thận trọng trước rủi ro.

Đợt sụt giảm lần này, như những bản tin trước, tác động lớn nhất ở cả hai chiều cung - cầu là Thông tư 15 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ đầu tuần này (5/10). Cộng hưởng là phản ứng của các ngân hàng và doanh nghiệp.

Từ kênh giám sát hệ thống đến xác nhận từ một số thành viên lớn cho biết, thời gian qua, bên cạnh hiện tượng găm giữ ngoại tệ trong doanh nghiệp, các ngân hàng cũng thận trọng khi để trạng thái ngoại tệ ở mức cao. Đến nay, khi thị trường xuất hiện điều chỉnh, hoạt động bán ra cắt lỗ thể hiện và trạng thái ngoại tệ có phần giảm xuống.

Theo một lãnh đạo chuyên trách ngoại hối của một đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu lớn, hiện nay, do đặc thù chi trả lương, cổ tức bằng ngoại tệ, nên khối doanh nghiệp nước ngoài và liên doanh chưa có phản ứng bán ra rõ rệt, trong khi khối doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đã đẩy mạnh bán ra.

Ngược lại, các nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán và đầu tư đang chậm lại, chờ đợi và kỳ vọng có được mức giá thấp hơn nữa để cân nhắc mua vào.

Trong khi đó, khi trao đổi với VnEconomy, giám đốc phân tích của một tổ chức đầu tư lại tính toán xa hơn: “Khi đà điều chỉnh thể hiện, không chừng Ngân hàng Nhà nước lại tiếp tục có thêm động thái để tạo hiệu ứng cộng hưởng đối với hiện tượng găm giữ vừa qua, như vấn đề tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ hiện nay như thế nào khi trần lãi suất vừa hạ, rồi chính sách tín dụng ngoại tệ nữa”.

Nhật Nam
Nguồn: vneconomy.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.