Chuyên mục
Việt Nam nổi lên như trung tâm sản xuất vải jeans
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt Nam nổi lên như trung tâm sản xuất vải jeans

Thứ năm 21/06/2018 04:36 GMT + 7
Ngành dệt may Việt Nam vốn bị nút thắt cổ chai trong khâu dệt và vải, nhưng mảng vải Denim và jeans thì lại khác.


Doanh nghiệp nội và ngoại ồ ạt đầu tư

Tỉ lệ nội địa hoá của loại vải này hiện lên đến 55-60%. Hiện các sản phẩm vải Denim đang được sản xuất khá nhiều tại Việt Nam từ các công ty trong nước và FDI. Các Công ty Việt Nam đang sản xuất khá nhiều vải Denim như, Phú Cường, Thiên Nam, Việt Hồng, Tường Long, Tổng Công ty Phong Phú…

Các Công ty FDI như, Hyosung của Hàn Quốc, Texhong của Trung Quốc cũng đầu tư hàng chục triệu cọc sợi vỉ Denim tại Việt Nam, Saitek… Dự án vải Denim liên doanh giữa Tập đoàn TCE (Hàn Quốc), Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam. 

Các Công ty Dệt may của Việt Nam cũng đầu tư rất bài bản. Cụ thể, Tổng Công ty Phong Phú trước đây đầu tư Denim thôi nhưng giờ đã chuyển sang đầu tư denim dệt kim khá tân tiến và chất lượng cao. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, vài Denim của Phong Phú còn xuất khẩu nhiều nước với giá cao.

Dự án xây dựng nhà máy dệt vải denim (vải may quần jean) với công suất 30 triệu mét/năm đã được khởi công tại Khu công nghiệp Hòa Xá (Nam Định), với tổng số vốn đầu tư 40 triệu USD. Dây chuyền dệt vải Denim này được đầu tư đồng bộ từ công đoạn, mắc - nhuộm - hồ - dệt - hoàn tất.

TCE là tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc trong ngành dệt may, đang cung cấp vải cho nhiều khách hàng trên thế giới. Tại Việt Nam, tập đoàn này đã hợp tác xây dựng một số dự án, trong đó dự án hợp tác đầu tư tại Nam Định là dự án lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất vải denim.


Việt Nam có nhiều nhà máy dệt sợi và vải Denim hiện đang cung cấp cho các nhà máy sản xuất trong nước và cả doanh nghiệp FDI đang có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Vải Tường Long đã và đang được bán rộng rãi và trong và ngoài nước, và đã được sử dụng trong nhiều nhãn hiệu danh tiếng như: Express, American Eagle Outfitters, GU (Uniglo).

"Đối với thị trường nội địa, chúng tôi là một nhà cung cấp cho những tên tuổi lớn trong ngành may mặt như: Phong Phú, Saigon 3, Sông Hồng, Vietshing, Nhà Bè, Việt Tiến, Protrade, Blue Exchange, Nguồn Lực. Về may mặc, chúng tôi là một nhà sản xuất cho nhiều thương hiệu Nhật Bản", đại diện Tường Long chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chia sẻ: “Các doanh nghiệp dệt may trong nước đang nỗ lực cố gắng đầu tư đẩy mạnh tỉ lệ sản xuất ODM và FOB lên để giảm tỉ lệ gia công”. Hiện Hiệp hội đang hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm việc trực tiếp với nhà cung cấp nguyên liệu để đẩy mạnh sản xuất từ FOB trở đi.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng đến Việt Nam tìm nguồn nguyên liệu

Chính vì ngành Denim và Jeans đang phát triển tại Việt Nam và chủ động nguyên phụ liệu nên các Hội chợ triển lãm về denim và Jeans cũng được đẩy mạnh đầu tư nhiều hơn tại Việt Nam. Khoảng 3 năm gần đây, các hội chợ Denim và Jeans cũng được tổ chức tại Việt Nam.

Sắp tới đây, ngày 27-28.6.2018, tại Khách sạn Riverside Palace sẽ diễn ra Triển lãm Denimsandjeans Việt Nam lần thứ 3. Triển lãm lần này có hơn 40 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vải Denim, sản xuất phụ kiện đến từ Việt Nam và hơn 10 nước khác nhau như, Ấn Độ, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc và Pakistan… tham dự.

Triển lãm sẽ có nhiều hội thảo với nhiều diễn giả đến từ Mỹ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ… chia sẻ về xu hướng của thế giới, công nghệ 4.0 trong ngành dệt may, những công nghệ ứng dụng khoa học và giúp bảo vệ môi trường…

Ông Sandeep Agarwal, Giám đốc Công ty Balaji Enterprise kiêm Giám đốc Điều hành Denimandjeans cho biết, trong 2 lần tổ chức tại Việt Nam, triển lãm đã thu hút được sự chú ý của các nhà bán lẻ, các nhãn hàng thời trang, công ty dệt may trên thế giới, đặc biệt là từ khu vực EU và Mỹ. Các xu hướng được phân chia theo các thể loại Top Stitched, Two Tone Denim, Laser Art, Mother Earth, We Rock.

Năm ngoái, Triển lãm Denim Việt Nam có 326 người mua đến tham dự như, Inditex(Spain), Hugoboos(Đức), JC Penny (USA), Gap Inc (Hồng Kông), Coach (Newyork), Target Sourcing (USA, HK, Việt Nam), MGF(HK), S Oliver (USA, HK, Việt Nam), LF Souring (HK, Việt Nam), YAGI( Japan, Việt Nam), WalmartGlobal Sourcing (HK, Việt Nam),  Hermes, Original Marines, NewTime Group (HK, Việt Nam), Levi’s, American Eagle, Hemrmes, H&M…. đến tham dự sự kiện này.

Ông Sandeep, cho biết thêm: “Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực ASEAN mà Denimsandjeans tổ chức triển lãm. Qua 2 lần triển lãm trước, hỳ vọng các công ty Việt Nam sẽ có cơ hội dược hợp tác kinh doanh với nhiều công ty nước ngoài trong lĩnh vực này. Đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Hiện các sản phẩm Jeans từ vài Denim đóng vai trò khá lớn trong công nghiệp xuất khẩu của toàn cầu với gái trị 80 tỉ USD".

Thanh Hương
Nguồn: nhipcaudautu.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.