Chuyên mục
Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“
BÌNH LUẬN
Bối cảnh hiện nay, các bộ Nông nghiệp, Công thương, Y tế, Giáo dục phải rất quyết liệt trách nhiệm, nếu không đất nước...

Thủy sản có nguy cơ bị EU tẩy chay nếu DN xuất khẩu tiếp tục “làm liều“

Thứ bảy 04/06/2016 10:58 GMT + 7
Đó là cảnh báo của các chuyên gia kinh tế và cơ quan quản lý, khi thời gian gần đây, hàng loạt lô hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam bị thị trường thế giới phát đi cảnh báo. Tại cuộc họp với Tổng cục Thủy sản ngày 2.6, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu (XK) Thủy sản Việt Nam (VASEP) lo lắng cho biết: Cơ quan thẩm quyền của Liên minh Châu Âu (EU) đã có văn bản cảnh báo số tới 28 nước thành viên EU về việc cá chết bất thường tại Việt Nam và đề nghị các nước kiểm soát chặt chẽ các lô hàng thủy sản biển nhập khẩu từ Việt Nam.

Lần thứ 3 bị EU cảnh báo

Theo VASEP, ngay sau khi có cảnh báo này, hiện các nhà nhập khẩu thủy sản của EU đã và đang tiến hành xem xét lại các đơn hàng NK thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam để kiểm tra và truy xuất về nguy cơ nguồn gốc. Cùng với việc phát đi cảnh báo về hiện tượng cá chết bất thường tại miền Trung Việt Nam, trước đó, cơ quan thẩm quyền EU đã có công thư gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản –Nafiqad ( Bộ NNPTNT) thông báo: Các biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh đối với sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khắc phục hiệu quả vấn nạn lạm dụng hóa chất kháng sinh trong SX kinh doanh thủy sản XK.

Đây đã là lần thứ 3 kể từ năm 2014, EU có cảnh báo về vấn đề tồn dư kháng sinh đối với thủy sản XK từ Việt Nam. Trong khi đó, thực tế cho thấy  số lượng các lô hàng vi phạm về dư lượng kháng sinh của Việt Nam XK sang EU trong các năm qua liên tục giảm.

Cùng với các cảnh báo từ EU, Cơ quan Thanh tra về An toàn thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) mới đây cũng đã có thông báo về việc phát hiện 2 lô hàng cá da trơn họ Siluriformes của hai DN Việt Nam XK vào nước này bị phát hiện nhiễm hoá chất, kháng sinh cấm (gồm Malachite Green, Enrofloxacine, Gentian Violet). FSIS yêu cầu phía Việt Nam phải khẩn trương đưa ra biện pháp điều tra truy xuất nguyên nhân tới tận vùng nuôi, đồng thời có các biện pháp kiểm soát tới.  Đối với DN bị cảnh báo, FSIS sẽ thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm đối với từng lô hàng cá da trơn họ Siluriformes tiếp theo cho đến khi DN có biện pháp khắc phục đạt yêu cầu… Ngay sau khi EU phát đi cảnh báo, VASEP đã có thông báo khẳng định: Sản phẩm hải sản XK của Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng ổn định. Thông cáo nêu rõ: Các ngư trường khai thác chính nguyên liệu hải sản phục vụ cho XK của Việt Nam bao gồm các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào Nam Trung Bộ (Bình Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Thuận…) và các tỉnh Nam Bộ (Kiên Giang, Cà Mau…), được khai thác bằng các tàu công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Nguồn nguyên liệu của các địa phương này cung cấp hầu hết nguyên liệu cho  các DN chế biến và XK các mặt hàng hải sản chính như cá ngừ, cua ghẹ, surimi cá khô và cá biển khác.

Đẩy mạnh kiểm tra xiết chặt quản lý

Theo Bộ NNPTNT, hải sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Bộ đã chỉ đạo khảo sát, lấy mẫu và khẳng định các khu vực khai thác xa bờ (vùng biển xa bờ ngoài 20 - 30 hải lý) thuộc 4 tỉnh có hiện tượng cá chết đều an toàn. Bộ NNPTNT cũng đã có công văn 3441/BNN-TCTS ngày 2/5/2016, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai các biện pháp để đảm bảo vệ sinh môi trường và ATTP cho tiêu thụ nội địa và XK. Các cơ quan kiểm soát ATTP tại địa phương tăng cường giám sát hoạt động khai thác, tổ chức lấy mẫu sản phẩm hải sản cập cảng  để kiểm tra các chỉ tiêu ATTP theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu các cơ sở chế biến XK thủy sản tuyệt đối không thu mua cá chết để chế biến XK, chủ động lấy mẫu giám sát tăng cường các chỉ tiêu ô nhiễm (thủy ngân, chì, cadimi, arsen) trong các lô hải sản nguyên liệu. Cho đến nay, cùng với sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ, các DN chế biến và XK đã và đang nghiêm túc thực hiện việc kiểm soát các chỉ tiêu trên cũng như tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc để đảm bảo chất lượng sản phẩm XK ổn định. Do vậy, vụ việc cá chết bất thường tại ven biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) không gây ảnh hưởng đến nguồn cung và mức độ an toàn cho nguyên liệu hải sản XK... và có thể khẳng định chất lượng các mặt hàng hải sản XK không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng cá chết ở ven biển 4 tỉnh miền Trung trong thời gian qua.

Tạm dừng nhập khẩu 3 tháng kháng sinh Enrofloxacin

Theo Cục Thú y, trong thời gian vừa qua, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để phòng, trị bệnh dẫn đến sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản bị tồn dư kháng sinh, chất độc hại đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng uy tín xuất khẩu sản phẩm động vật và sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Đồng thời, qua khảo sát đã phát hiện người nuôi trồng thủy sản sử dụng nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin là hoạt chất cấm sử dụng để phòng, trị bệnh thủy sản theo quy định tại Thông tư 03/2012/TT-BNNPTNT ngày 16.1.2012 của Bộ NNPTNT.  Do đó, kể từ ngày 15.4.2016, Cục Thú y tạm dừng nhập khẩu 3 tháng đối với nguyên liệu kháng sinh Enrofloxacin để kinh doanh, sản xuất thuốc thú y cho mục đích sử dụng trong nước.

Các giấy phép nhập khẩu nguyên liệu kháng sinh này đã được Cục Thú y cấp phép không còn hiệu lực kể từ ngày 15.4.2016. Các lô hàng nguyên liệu Enrofloxacin đã làm thủ tục xuất khẩu về Việt Nam trước ngày 15.4 thì được phép làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với doanh nghiệp đã ký hợp đồng và chuyển tiền cho công ty xuất khẩu nguyên liệu Enrofloxacin trước ngày 15.4, căn cứ hợp đồng và giấy xác nhận chuyển tiền của Ngân hàng, Cục Thú y sẽ xem xét cho phép nhập khẩu đối với từng trường hợp cụ thể.
Nguồn: laodong.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.