Chuyên mục
Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thị trường Trung Đông - châu Phi: Cơ hội cho các doanh nghiệp Việt

Thứ ba 21/11/2017 15:34 GMT + 7
Với thị trường Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt hơn 800 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ lên tới 1.500 tỷ USD.

Nhằm tuyên truyền, quảng bá, phổ biến thông tin thị trường, chính sách thương mại, các cơ hội giao thương và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của các nước thuộc khu vực Trung Đông và châu Phi, giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và xây dựng chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực này, sáng nay (21/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức “Hội thảo giới thiệu thị trường Trung Đông và châu Phi: "Cơ hội giao thương và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thương, Việt Nam và các nước châu Phi có quan hệ hợp tác từ nhiều năm nay và luôn coi trọng việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 53 trong tổng số 55 quốc gia ở khu vực này và kim ngạch thương mại hai chiều trong vòng 10 năm trở lại đây có mức tăng trưởng rõ rệt.

Buổi hội thảo.

Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của châu Phi đạt khoảng 480 tỷ USD. Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn, đặc biệt là nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Đặc biệt, thị trường này không đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với khả năng đáp ứng của Việt Nam. Dự báo đến năm 2020, châu Phi sẽ nhập khẩu khoảng 1.200 tỷ USD hàng hóa các loại. 

Với thị trường Trung Đông, năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của khu vực này đạt hơn 800 tỷ USD và dự báo đến năm 2020 sẽ lên tới 1.500 tỷ USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông hiện nay bao gồm: Điện thoại di động và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hải sản, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, hạt tiêu, giày dép, sản phẩm dệt may, cà phê, sữa và sản phẩm từ sữa. Những sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Trung Đông gồm có: phân bón, hóa chất, quặng và khoáng sản, vải, sản phẩm hóa chất…

Ông Ngô Khải Hoàn, Phó vụ Trưởng Vụ thị trường châu Phi-Tây Á-Nam Á (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian gần đây, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam tiến hành tìm hiểu thông tin xuất khẩu sang thị trường Trung Đông - châu Phi, một trong những thị trường tiềm năng của Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để có thể thâm nhập thành công những thị trường tiềm năng như vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thật kỹ đối tác của mình, đặc biệt là khâu thanh toán. Bởi trên thực tế, đã có không ít doanh nghiệp gặp rắc rối khi thực hiện các giao dịch xuất hàng sang khu vực này, dẫn đến tình trạng bị ép giá hoặc không được thanh toán tiền:

"Đối với một số quốc gia châu Phi, về cơ bản trong số 55 quốc gia châu Phi một số ít nước có hệ thống ngân hàng có quan hệ đại lý với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, khi mở LC (tín dụng thư) thông thường phải qua ngân hàng thứ 3, ngân hàng của châu Âu, của Mỹ, nên tăng thêm chi phí và giảm sức cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.

Chúng tôi có kiến nghị với một số Bộ, ngành làm sao đẩy mạnh hợp tác ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam với hệ thống ngân hàng của các nước châu Phi và một số các quốc gia Trung Đông khác, để làm sao giúp được doanh nghiệp trong khâu thanh toán" - ông Ngô Khải Hoàn cho biết./.

Chung Thủy
Nguồn: vov.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.