Chuyên mục
Samsung chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc: Việt Nam nhiều lợi thế
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Samsung chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc: Việt Nam nhiều lợi thế

Thứ ba 25/12/2018 03:10 GMT + 7
Samsung rời nhà máy khỏi Trung Quốc, Việt Nam sẽ có lợi thế. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế trên thì Việt Nam cũng phải chủ động thay đổi...

Việt Nam dễ xây dựng niềm tin với Samsung hơn Ấn Độ?

Trước thông tin trên tờ Hong Kong News cho biết, kết thúc năm 2018, Samsung Electronics sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại tại TP Thiên Tân, Đông Bắc Trung Quốc (TQ). Nhà máy này hiện có 2.800 nhân viên, sản xuất ra hơn 36 triệu điện thoại di động/năm.

Samsung đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc, Việt Nam tận dụng thế nào?. Ảnh: VietnamBiz

Nhận định về sự kiện trên, Th.S Nguyễn Bình Minh Phó trưởng khoa Thương mại điện tử - Đại học Thương Mại cho rằng, Samsung là doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược vì thế, họ đã nhìn rõ những diễn biến không thuận lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra.

Những báo cáo cụ thể đã cho thấy, doanh số bán ra của điện thoại di động Samsung ở thị trường Trung Quốc giảm từ 20% xuống chỉ còn 1% trong 5 năm trở lại đây. 19% thị phần còn lại được coi là đã buộc phải nhường lại cho một số ông lớn như Huawei và Xiaomi.

Với thị trường hơn 1 tỉ dân, tỷ lệ sụt giảm này cũng quá lớn đối với một tập đoàn điện tử lớn mạnh như Samsung.

Năm 2013, khi Samsung đã chiếm hơn 20% thị phần điện thoại thông minh tại Trung Quốc, nhà máy ở Thiên Tân được xem là trụ cột, tạo ra doanh thu 15.000 tỉ won (tương đương 13,3 tỉ USD) mỗi năm.

Tuy nhiên, sang năm 2014, con số này đã tụt xuống một nửa và tiếp tục về 1% như hiện nay.

Ông Minh cho biết, thực tế trên buộc Samsung phải ngưng sản xuất tại nhà máy có công suất lớn thứ 2 ở Trung Quốc - Nhà máy Thiên Tân.

Trong bối cảnh đó, VN và Ấn Độ được đánh giá là “điểm đến” cho sự lựa chọn thay thế.

Th.S Nguyễn Bình Minh cho rằng, lợi thế của cả hai thị trường trên là đều có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt tại Ấn Độ, thị trường nước này đang được dự báo có mật độ tương đương với Trung Quốc hiện nay.

Tuy nhiên, với một doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược như Samsung, ông Minh lại cho rằng, doanh nghiệp này ngoài việc hướng mục tiêu tới thị trường nội địa của nước muốn chuyển đến, thì họ còn muốn tìm kiếm một thị trường mang tính toàn cầu hóa tại các nước này.

Từ những nghiên cứu thực tế, ông Minh cho rằng, nếu dựa trên hai điều kiện để lựa chọn đó là: điều kiện đầu tư và điều kiện về năng lực thị trường nội địa thì có khả năng Samsung sẽ chọn Ấn Độ.

"Ở cả hai điều kiện trên, Ấn Độ đều đang có tiềm năng triển vọng lớn hơn Việt Nam", vị chuyên gia nhận định.

Tuy nhiên, nhìn ở phương diện toàn cầu, Th.S Nguyễn Bình Minh lại đánh giá cao môi trường của Việt Nam nhờ vào tính ổn định của nền kinh tế, cũng như những mối quan hệ gắn kết được xây dựng từ lâu đời giữa doanh nghiệp này với Việt Nam. Chọn Việt Nam, Samsung sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để cân đo đong đếm lợi ích, bởi ở đây, Samsung đã đến và đã được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Do đó, ông Minh tin tưởng với khả năng lớn hơn là Samsung sẽ lựa chọn Việt Nam vì những lý do về cơ chế ưu đãi, Việt Nam còn được xem là thị trường chiếm thị phần tương đối lớn của Samsung hiện tại.

Ông Minh cho rằng, đối với Apple thì Ấn Độ có lợi thế hơn Việt Nam nhưng với Samsung, Việt Nam lại có lợi thế hơn hẳn. vì thế, lựa chọn Việt Nam là điểm đến tiếp theo của Samsung được đánh giá là phù hợp với chiến lược phát triển toàn cầu của doanh nghiệp này.

Đón nhận thế nào?

Dù nhấn mạnh, Việt Nam đang có ưu thế hơn Ấn Độ, tuy nhiên, Th.S Nguyễn Bình Minh vẫn cho rằng, quyết định hoàn toàn do phía Samsung nắm quyền chủ động.

Vì thế, về phía Việt Nam nói là có lợi thế xong vẫn phải cố gắng xây dựng thế chủ động trong quá trình làm việc với nhà đầu tư. Quan trọng hơn là phải xây dựng được nền tảng công nghiệp hỗ trợ vững mạnh, tạo sự kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước với nhà máy sản xuất của Samsung, từng bước giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận được với những dây chuyền sản xuất công nghệ cao của nhà máy này.

"Các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các Viện nghiên cứu phải bắt tay với Samsung cùng thực hiện nghiên cứu, trở thành các nhà cung cấp linh kiện quan trọng cho Samsung. Có như vậy mới tạo được mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa Việt Nam với Samsung.

Vấn đề này lâu nay vẫn bị coi nhẹ, việc đầu tư dây chuyền công nghệ cao không được chú trọng, vì thế, dù Samsung đã vào Việt Nam từ nhiều năm trước nhưng tới nay việc tận dụng lợi thế phát triển của doanh nghiệp Việt còn rất hạn chế. Đây là điểm yếu khiến Việt Nam vẫn luôn chịu thiệt", Th.S Nguyễn Bình Minh nói rõ.

Thái Bình
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.