Chuyên mục
Kinh tế Việt Nam: Gió đổi chiều hay diều đã gặp gió?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Kinh tế Việt Nam: Gió đổi chiều hay diều đã gặp gió?

Thứ hai 18/05/2015 16:53 GMT + 7
Một số người cho rằng đây là những việc làm đột phá, bấy lâu nay chưa có tiền lệ cho thấy “gió đã đổi chiều”. Một số khác lại đánh giá, chính vì Chính phủ Việt Nam mạnh dạn tái cơ cấu, thay đổi, làm mới đi nên bây giờ, luồng gió mới đã tìm đến Việt Nam và kinh tế Việt Nam thời gian tới sẽ như “diều gặp gió” – gió càng thổi ngược thì diều càng bay cao, bay xa!

Gần đây Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách đầu tư công và cải cách thể chế để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng một mô hình tăng trưởng hiệu quả và bền vững, thúc đẩy tăng trưởng khu vực tư nhân.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, đây là những việc làm đột phá, bấy lâu nay chưa có tiền lệ cho thấy “gió đã đổi chiều”. Các nhà quan sát lại đánh giá, chính vì Chính phủ Việt Nam mạnh dạn tái cơ cấu, thay đổi, làm mới đi nên bây giờ, luồng gió mới đã tìm đến Việt Nam và kinh tế Việt Nam thời gian tới như “diều gặp gió” – gió càng thổi ngược thì diều càng bay cao, bay xa!


Đại sứ Australia: “Nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng”

Việt Nam mở cửa hội nhập đã mấy mươi năm nhưng cơ hội phát triển vượt bậc chưa tìm đến với đất nước hình chữ S một cách đúng nghĩa. Mặc dù đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia EU, Nhật Bản, Chile nhưng nông sản Việt Nam vẫn ứ đọng, nông dân Việt Nam thường xuyên chịu cảnh được mùa mất giá; bị thương lái ép giá, phải bỏ phí hàng hóa.

Bài toán tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam suốt bao năm qua vẫn nằm trong vòng lẩn quẩn “bất lực”. Trong khi đó, cùng là sản phẩm Việt Nam không tiêu thụ được trong thị trường trong nước thì sản phẩm của nước láng giềng tràn ngập thị trường Việt Nam – đó chính là điều nghịch lý.

Bên cạnh đó, hơn 80% dân số Việt Nam sống bằng nông nghiệp, xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới nhưng giá xuất đi rẻ hơn so với nhiều quốc gia khác… đây chính là điều thiệt thòi cho nông dân Việt Nam.

Lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam? Không cách nào tốt hơn là phải thúc đẩy ngoại giao và thay đổi cơ chế quản lý, mô hình kinh doanh, liên doanh hợp tác với nước ngoài – đó chính là hướng đi mới, đầy sáng tạo của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Chính vì muốn tìm lối thoát cho nông sản Việt Nam, mới đây, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc được Chính phủ hai nước ký kết đã chú trọng đến việc đưa ra những điều khoản để đem về cho Việt Nam những lợi ích thiết thực.

Điều mà Chính phủ Việt Nam đã làm được, đó là: phía Hàn Quốc cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, tạo nhiều cơ hội cho những nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới… bước vào thị trường Hàn Quốc. Đó chính là tin vui, phần nào tìm lối ra, giải quyết vấn đề tồn kho nông sản Việt Nam, nông dân thất thu vì bị ép giá…

Để đưa nền kinh tế nông nghiệp của đất nước đi lên, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh ngoại giao để các hợp đồng xuất khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng tăng vọt. Vào giữa cuối tháng 3, trong chuyến thăm Australia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần đưa ra yêu cầu người đồng cấp – ông Tony Abbott xem xét, tháo gỡ và tìm cách để nông sản Việt Nam có mặt tại thị trường Australia.

Trước đề nghị này, phía Australia đã đồng ý và cam kết sẽ sớm hoàn tất các thủ tục liên quan đến cấp phép cho hàng nông sản Việt Nam được nhập khẩu vào Australia; đồng thời sớm cấp phép thành lập phòng kiểm tra thực phẩm tại Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Australia, nhằm bảo đảm chất lương thực phẩm theo tiêu chuẩn Australia, giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Để tăng cường, tạo điều kiện cho kinh tế Việt Nam phát triển, thu hút vốn đầu tư doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, mới đây, Chính phủ Việt Nam quyết tăng tỷ giá. Hành động quyết đoán của Chính phủ Việt Nam vào thời điểm này đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều; tuy nhiên nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng: “Thật đáng để suy ngẫm”.


Gần đây, chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp cải cách, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế

Cái gì cũng có mặt tiêu cực và tích cực. Tiêu cực ở đây chính là việc tăng tỷ giá sẽ dễ khiến cho lạm phát tăng. Tuy nhiên, trong thực tế lần điều chỉnh tăng 1% hồi đầu năm cho thấy, lạm phát đến tháng 4 chỉ tăng bình quân 0,8%, còn nếu so với cuối năm 2014 vừa qua thì gần như không tăng (chỉ khoảng 0,01%). Do đó có thể nói, điều chỉnh tỷ giá lần này tác động là có, nhưng không quá lớn và khả năng chúng ta vẫn duy trì được lạm phát thấp hơn nhiều so với mục tiêu ra cho cả năm.
So với mặt tiêu cực thì mặt tích cực nhiều hơn và đem lại cho đất nước nhiều cơ hội phát triển hơn. Điều chỉnh tỷ giá lần này của Ngân hàng Nhà nước có ý nghĩa rất đặc biệt, tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô.

Cách đây mấy năm, mỗi lần ngân hàng điều chỉnh tỷ giá thì thị trường chứng khoán thường bị sụt giảm, nhưng lần này lại cho thấy tín hiệu ngược lại, nhiều cổ phiếu vẫn tăng giá. Thế nên, việc tăng tỷ giá sẽ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, đối tác quốc tế sẽ yên tâm với cơ sở hạ tầng, mặt bằng pháp lý thông thoáng khi đầu tư vào Việt Nam.

Mạnh dạn cải cách thể chế, cải cách hành chính, cùng với việc loại bỏ những can thiệp không cần thiết từ Nhà nước, không còn đòi hỏi kế hoạch kinh doanh chi tiết khi cấp phép… Việt Nam đã dần đảm bảo hoạt động hiệu quả của nền kinh tế thị trường. Đây chính là một trong những nguyên do giúp Việt Nam thu hút sự chú ý các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện tại, Việt Nam như diều gặp gió khi đón đầu những nguồn vốn đầu tư mới từ bạn bè quốc tế. Điển hình là Australia, không những chấp nhận mở cửa cho nông sản Việt Nam có mặt tại thị trường Autralia mà lãnh đạo đất nước này còn quan tâm nhiều đến việc sang Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế.

Và lý do mà Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Hugh Borrowman cho rằng, Australia ngày càng tin tưởng Việt Nam vì: “Kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng. Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các tổ chức quốc tế khác ngày càng đồng thuận rằng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ cao hơn. Với lạm phát thấp, lãi suất giảm, nhu cầu nội địa mạnh và môi trường thể chế đang cải thiện thì triển vọng kinh tế Việt Nam 2015 và những năm tới sẽ tươi sáng hơn”.

Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và nhiều khởi sắc trong thời gian sắp tới là do đâu? “Gió đổi chiều” hay “diều gặp gió” – thiết nghĩ, những điều đó không quan trọng. Quan trọng là, Chính phủ Việt Nam đã lái con tàu kinh tế đi đúng hướng. Một khi tàu đi đúng hướng thì chắc chắn “diều sẽ gặp được gió”, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển bền vững…!

Thanh Trúc
Nguồn: nguyentandungvn.org
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.