Chuyên mục
Khảo sát về TPP: Việt Nam có tỷ lệ ủng hộ cao nhất
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Khảo sát về TPP: Việt Nam có tỷ lệ ủng hộ cao nhất

Thứ ba 13/10/2015 13:02 GMT + 7
Trong cuộc thăm dò ý kiến của Edelman, tập đoàn chuyên về truyền thông tiếp thị có trụ sở tại Mỹ, được thực hiện từ ngày 7-9/10, Việt Nam được xếp hạng cao nhất về mức độ tin tưởng và lạc quan của các doanh nghiệp và người tiêu dùng về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong số các quốc gia ký kết hiệp định. 

Trong các quốc gia tham gia TPP được khảo sát, các doanh nghiệp Việt Nam có mức chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng lợi thế của TPP cao nhất với 76%, so với toàn cầu là 52%.

Kết quả khảo sát cho thấy 93% doanh nghiệp Việt Nam và 96% người tiêu dùng ủng hộ TPP và bày tỏ sự tin tưởng rằng hiệp định sẽ giúp mang lại lợi ích đối với kinh tế Việt Nam, trong khi trên toàn cầu, mức độ lạc quan về TPP của doanh nghiệp là 69% và của người tiêu dùng là 67%.

Ngay sau khi việc hoàn tất quá trình đàm phán thỏa thuận được công bố vào ngày 5/10, nhiều ý kiến từ các quốc gia thành viên và những người theo dõi diễn biến hiệp định chủ yếu xoay quanh những thách thức trong việc đạt được sự phê chuẩn của mỗi quốc gia. 

Cuộc thăm dò đã tiến hành khảo sát 1.000 người tiêu dùng và 1.000 doanh nghiệp thuộc các quốc gia tham gia TPP (trừ Brunei và Peru), để tìm hiểu nhận thức và quan điểm xung quanh TPP của doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

Tại Việt Nam, có 83% doanh nghiệp và 86% người tiêu dùng nhận thức tích cực về hiệp định, xếp thứ hai trong số các nước tham gia, với niềm tin rằng sự hợp tác sẽ mang lại thay đổi có tính bước ngoặt và có lợi cho nền kinh tế. 

Trong các quốc gia tham gia TPP được khảo sát, các doanh nghiệp Việt Nam có mức chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng lợi thế của TPP cao nhất với 76%, so với toàn cầu là 52%. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tự tin nhất về tác động tích cực của TPP trong vấn đề việc làm và lao động, chiếm 79% so với trên toàn cầu là 53%.

Người tiêu dùng Việt Nam cũng tự tin không kém về những lợi ích TPP sẽ mang đến cho họ và gia đình, với con số áp đảo 80% so với mức trung bình toàn cầu là 47%. 

Các kết quả đáng chú ý của cuộc thăm dò ý kiến:

Doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ, Chile và Singapore dẫn đầu về các lợi ích kinh doanh sẽ có từ TPP trong khi doanh nghiệp các nước New Zealand, Malaysia và Canada hưởng ít lợi ích nhất

Đối với các doanh nghiệp của các nền kinh tế tham gia TPP, mối quan hệ hợp tác xuyên quốc gia cũng như khả năng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ là những ưu điểm nổi trội của hiệp định. Trong khi đó, các quy tắc và quy định là rào cản lớn nhất của TPP

91% các doanh nghiệp Việt Nam tin rằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như khả năng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ sẽ hưởng những tác động tích cực từ TPP. Trong khi đó chỉ có 59% các doanh nghiệp trên toàn cầu tin rằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ hưởng những tác động tích cực từ TPP và 68% cho rằng khả năng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ sẽ hưởng những tác động tích cực từ TPP.

New Zealand đạt mức độ cao nhất về nhận thức doanh nghiệp đối với TPP với 97%, trong khi đó mức thấp nhất là Mexico với 66%.

Người tiêu dùng tại Mỹ có mức độ nhận thức thấp nhất về TPP với 40% trong khi con số này đạt mức cao nhất tại New Zealand với 90% và theo sau là Việt Nam với 86%.

P.V
Nguồn: vneconomy.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.