Chuyên mục
Dồn toa, ế ẩm, 'ông lớn' nhà nước mất giá?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Dồn toa, ế ẩm, 'ông lớn' nhà nước mất giá?

Thứ hai 21/04/2014 05:51 GMT + 7
Ba tháng đầu năm 2014, hơn 70% cổ phiếu cổ phần hóa DNNN chào bán trên sàn chứng khoán không có ai mua. Nhiều ông lớn nhà nước vốn được xem là hàng hot có nguy cơ rơi vào cảnh ế ẩm và phải bán rẻ.

Theo kế hoạch, trong 2 năm 2014 và 2015, Việt Nam sẽ phải cổ phần hóa (CPH) 432 DNNN. Theo tính toán, bình quân mỗi ngày phải cổ phần hóa (CPH) hơn 1 DN bởi vì từ nay đến hết năm 2015 chỉ còn 21 tháng, với hơn 300 ngày làm việc.

Theo chuyên gia tài chính Phạm Nam Kim, việc đưa lên thị trường chứng khoán 1 nguồn hàng lớn như trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn sẽ làm mất cân đối cung cầu. Khi cung tăng cao còn cầu không tăng thì giá cổ phiếu sẽ giảm. Điều này sẽ làm giảm giá trị của các DN và gây thiệt hại cho Nhà nước.

Vì thế, giới tài chính lo ngại rằng, với tốc độ CPH như vậy, khi một lượng cổ lớn được tung ra sẽ phát sinh tình trạng dồn toa và rất có thể nhiều ông lớn nhà nước vốn được xem là hàng hot sẽ rơi vào cảnh ế ẩm và phải bán rẻ.

 
Trong 2 năm 2014 và 2015, Việt Nam sẽ phải cổ phần hóa 432 DNNN

Các phân tích cho thấy cầu về cổ phiếu CPH DNNN đang có nhiều hạn chế. Thứ nhất, đối tượng mua là người lao động trong các chính DNNN, được mua ưu đãi nhưng không có nhiều tiền. Thời gian qua kinh tế suy thoái, nhiều DN gặp khó khăn, thu nhập của người lao động bị cắt giảm. Vì vậy, không có nhiều tiền tiết kiệm để bỏ ra mua cổ phiếu. Còn vay ngân hàng thì không được, bởi ngân hàng hiện nay rất hạn chế cho vay để đầu tư vào chứng khoán hay mua cổ phiếu.

Với các nhà đầu tư, cũng tương tự, muốn mua cổ phiếu thì cũng phải có tiền. Vay ngân hàng không thể được, chỉ còn cách là tìm nguồn vốn khác, chẳng hạn như chuyển đổi các danh mục đầu tư, bán bớt các tài sản khác đi lấy tiền. Tuy nhiên với nhà đầu tư, nếu mua để đầu cơ sẽ phải tính toán rất kỹ, bán tài sản khác để đầu tư vào cổ phiếu DNNN có nên không.

Theo đó, chỉ những DN làm ăn có lãi, có khả năng sinh lời mới được quan tâm, còn những DN, lĩnh vực không sinh lời sẽ khó có người mua.

Theo các số liệu, trong 3 tháng đầu năm 2014, hơn 70% cổ phiếu của các DNNN được chào bán trên sàn chứng khoán không có ai mua.

Có DN hầu như không đáng kể như: Công ty vận tải đường thủy Trancinwa (bán được 0.01% số cổ phiếu), Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội Hancorp (0.03%), hay bán được rất ít như Tổng công ty ô tô Vinamotor (3%), Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Viwaseen (4%).

Một số ý kiến đặt câu hỏi, quý 1/2014, chỉ với 355 triệu cổ phiếu của 25 DNNN lần đầu bán ra đã có giá trị lên tới trên 3.500 tỷ đồng. Trong khi con số cổ phiếu sắp tới bán ra gấp cả trăm lần nếu cổ phần hóa hết 432 DN theo kế hoạch, số tiền lớn như vậy, lấy đâu ra để mua?

Việc tung ra một lượng lớn cổ phiếu DNNN trong thời gian ngắn mà không bán được, còn có nguy cơ kéo tất cả giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm xuống và DN ngoài Nhà nước lại gặp khó khăn trong cạnh tranh, các chuyên gia tài chính nhận định.

Trong khi đó, với DNNN, không bán được cổ phiếu, Nhà nước vẫn phải nắm giữ từ 80%-90% thì CPH nhưng sự thay đổi sẽ không có nhiều.

 
Ba tháng đầu năm 2014, hơn 70% cổ phiếu cổ phần hóa DNNN chào bán trên sàn chứng khoán không có ai mua

Theo các chuyên gia, tái cấu trúc đối với các DNNN không đơn thuần là lập chiến lược thoái vốn ở một mảng kinh doanh nào đó mà mà là cuộc cải cách tổng thể từ chiến lược, cấu trúc DN đến quy trình, công nghệ và con người.

“Muốn tái cấu trúc thành công cần phải thay đổi tư duy và cách làm như hiện nay. Nếu CPH mà nhà nước vẫn giữ tới 90% vốn (do không bán được cổ phiếu) và vẫn đội ngũ và tư duy lãnh đạo không thay đổi thì DN khó có sự thay đổi đáng kể”, ông Phạm Nam Kim nói.

Theo ông Kim, cần phải thay đổi quy chế dành cho những người lãnh đạo và nhân sự trong các DNNN hiện nay. Trước hết, lãnh đạo DNNN không nên là người của Nhà nước mà cần thuê ngoài.

Nhà nước chỉ cử người đại diện của mình giám sát các hoạt động dựa trên những tiêu chí đặt ra. Nếu vẫn là những con người của Nhà nước, ăn lương Nhà nước, vẫn những tư duy cũ thì không khác gì bình mới rượu cũ và dẫn đến không thể thay đổi triệt để.

Cùng với đó, phải làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước, người đại diện chủ sở hữu với người thực hiện quyền sở hữu tức chủ DN.

Theo đó, giám đốc có quyền bao nhiêu, người đại diện chủ sở hữu quyền bao nhiêu. Không làm rõ vấn đề này thì không thể xử lí nghiêm được người đứng đầu DNNN khi làm ăn thua lỗ.

Đặc biệt, phải làm rõ vai trò của cá nhân trong việc sản xuất kinh doanh, phải giao cho lãnh đạo DN đủ quyền và chịu đủ trách nhiệm, khi ấy mới ngăn chặn được tình trạng đổ vỡ mà không ai chịu trách nhiệm. Nếu trên tập đoàn vẫn là các bộ, các cấp, các ngành cùng chịu trách nhiệm thì không thể xác định trách nhiệm cá nhân được.


Trần Thủy
Nguồn: vietnamnet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.