Chuyên mục
Chứng khoán Việt mất 50.000 tỷ đồng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chứng khoán Việt mất 50.000 tỷ đồng

Thứ sáu 24/06/2016 09:03 GMT + 7
Mở cửa phiên giao dịch chiều, thị trường chứng khoán tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Hiện chỉ số Vn-Index giảm 33,23 điểm, HN-Index giảm 4,5 điểm, sàn Upcom mất 5,56%.

Trong phiên giao dịch sáng, khi kết quả sơ bộ về cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời EU được công bố, thị trường chứng khoán ngay lập tức chìm trong sắc đỏ, nhà đầu tư nháo nhào bán ra. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" 50.000 tỷ đồng trong buổi sáng nay.

Nhà đầu tư hoảng loạn

Tính đến 11h, với kết quả 52% người dân Anh quyết định rời EU, lực bán đẩy mạnh trong sự hoảng loạn của nhà đầu tư. Đến hết phiên giao dịch sáng, VN- Index giảm gần 21,63 điểm (tương đương 3,42%), trong khi HNX -Index giảm 2,73 điểm (tương đương 3,2%). Sàn UPCoM cũng có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày đi vào hoạt động, với 1,79 điểm giảm (tương đương 3,05%).

Sắc đỏ gần như chiếm trọn bảng điển tử với 224 mã giảm giá trên sàn HOSE và 190 mã giảm trên sàn HNX. Rất nhiều mã giảm sàn và không có người mua như KHB, MBG, OCH, VAT, AMD, CIG, GIL, HLG, KMR, K|SA, OGC, PTL, TLH, TNA, LDG…


Thị trường chứng khoán lao dốc ngay từ phiên mở cửa. Ảnh: P. Diệp.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng sụt giảm mạnh trước áp lực bán ra. VNM giảm 4.000 đồng mỗi cổ phiếu, VIC giảm 2.000 đồng mỗi cổ phiếu, BVH giảm 3.500 đồng mỗi cổ phiếu, MSN giảm 1.500 đồng mỗi cổ phiếu, VCB giảm 2000 đồng mỗi cổ phiếu, HSG giảm 2.100 đồng mỗi cổ phiếu, HPG giảm 2.300 đồng mỗi cổ phiếu, HCM giảm 1.700 đồng mỗi cổ phiếu...

Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường được cải thiện đáng kể, khi nhà đầu tư tranh thủ mua vào cổ phiếu với giá rẻ. Chốt phiên giao dịch sáng, giá trị giao dịch của HOSE đạt 2.565 tỷ đồng, cao hơn giá trị giao dịch của cả phiên ngày 23/6 là 2.411 tỷ đồng.  

Căng thẳng tỷ giá


Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, một khi Anh rời EU thì đồng EUR và bảng Anh sẽ mất giá, tạo nên những bất lợi đối với các hoạt động xuất khẩu hàng hóa lớn vào thị trường EU. Thêm vào đó, triển vọng ảm đạm của nền kinh tế châu Âu theo sau sự kiện cũng sẽ kéo giảm cầu tiêu thụ hàng hóa, làm giảm nhu cầu hàng nhập khẩu vào EU.

Những tác động trên sẽ gây áp lực lên các nhà xuất khẩu lớn vào EU như Trung Quốc và Việt Nam. Yếu tố này có thể dẫn đến nhiều động thái hạ giá đồng nhân dân tệ từ phía Trung Quốc, nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Giống như thời điểm tháng 8/2015, trong bối cảnh xuất khẩu của nước này suy giảm.

EUR giảm đồng nghĩa với USD mạnh lên, tương đối so với các ngoại tệ khác. Vấn đề này cùng với việc đồng nhân dân tệ suy yếu sẽ dẫn tới khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải có những thay đổi manh mẽ hơn trong điều hành tỷ giá.

Thực tế, nếu xét tới các yếu tố tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ giảm tốc, cùng với định hướng duy trì mặt bằng lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, thì NHNN sẽ không còn nhiều dự địa chính sách để giữ ổn định tỷ giá. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng dù khá dồi dào nhưng có thể sẽ nóng trở lại, khi ngân hàng bán ra lượng tiền đồng lớn để mua vào, và củng cố trạng thái ngoại tệ khi các rủi ro từ thế giới đang gia tăng.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank, độ nhạy của tỷ giá với các tin tức tiêu cực từ thị trường thế giới sẽ tăng lên đáng kể so với thời điểm đầu năm 2016. Như vậy, sau khi giữ ổn định được trong 6 tháng đầu năm, nhiều khả năng tỷ giá sẽ biến động mạnh trở lại sau sự kiện Anh rời EU.

Đối với thị trường chứng khoán, vốn nhạy cảm với những yếu tố bất ngờ, sẽ là tâm điểm của những phản ánh tiêu cực. Với đặc thù của thị trường Việt Nam, điều này là sự cộng hưởng của các yếu tố về tăng trưởng, tỷ giá, lãi suất, nợ công… có thể dẫn tới sự hoảng loạn của nhà đầu tư, như trong phiên giao dịch sáng nay.

Tuy nhiên, vẫn có không ít doanh nghiệp được hưởng lợi từ chuyện Anh không còn trong khối đồng tiền chung, đó là các doanh nghiệp có khoản vay bằng EUR.  

Phương Diệp
Nguồn: zing.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.