Chuyên mục
Yếu tố khiến giá dầu thế giới giảm
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chiến dịch này béo nhất là nước Mỹ

Yếu tố khiến giá dầu thế giới giảm

Thứ sáu 31/10/2014 17:06 GMT + 7
Khi gần đây, giá dầu thế giới trôi nổi ở mức 80-85 USD/thùng, giảm gần 30% từ mức giá hơn 115 USD vào giữa tháng 6, truyền thông và các chuyên gia đã bắt đầu đưa ra các lý giải liên quan tới hiện tượng này.

Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Conoco-Phillips ở Rodeo, California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN

Nhu cầu của thế giới giảm

Nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng tình trạng đình trệ của kinh kế ở châu Âu cùng với việc tiêu thụ khí gas và than tăng đã dẫn tới việc nhu cầu dầu mỏ giảm 5% trong năm 2013. 

Tờ New York Times đưa tin, cộng hưởng với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại Mỹ giảm nhẹ thì việc tiêu thụ dầu tại các nước công nghiệp cũng giảm 200.000 thùng/ngày và việc này dẫn tới việc tiêu thụ dầu mỏ trên toàn thế giới chỉ ở mức 90 triệu thùng/ngày.

Tăng cường khai thác

Việc sản xuất dầu mỏ trên thế giới đang phát triển mạnh, đặc biệt như ở Mỹ cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc mở rộng nguồn cung tòan cầu. Theo tờ New York Times, Mỹ hiện nay đang đóng góp khoảng 8,7 triệu thùng dầu/ngày đồng thời nước này đã cắt giảm nhập khẩu dầu từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) xuống một nửa kể từ 2008. 

Tuy vậy, nhà báo Andrew Critchlow làm việc tại tờ Telegraph (Anh) nhận xét: “Mỹ không thể tiếp tục bơm và bơm dầu đồng thời hy vọng rằng OPEC cắt giảm sản lượng để giữ giá”.

Sản lượng của Libya và Iraq cũng gia tăng nhưng không ổn định do tình hình bất ổn trong nước. Bên cạnh đó, tờ Businessweek nhấn mạnh mặc dù chi phí sản xuất dầu tại Arập Saudi khá thấp nhưng nước này cần mức giá xuất khẩu dầu khoảng từ 80-85 USD để cân bằng ngân sách vốn 85% phụ thuộc vào "vàng đen". 

Nhà phân tích tài chính người Kuwait Tariq Al-Rifai dự đoán tại cuộc họp thường niên của OPEC tại Vienna (Áo) vào cuối tháng 11 này, Arập Saudi, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất dường như sẽ không đồng tình với việc giảm chỉ tiêu sản xuất dầu trong khi Iran và Venezuela đang cân nhắc việc giảm sản lượng. Iraq cũng có thể nối bước Iran và Venezuela nhưng phải duy trì giá bán dầu ở mức 95 USD/thùng để duy trì ổn định ngân khố quốc gia đặc biệt là khi nước này đang có biến động do xung đột với Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Arập Saudi ngấm ngầm vì thị phần

Một trong những lý giải phổ biến nhất cho việc tăng giá dầu xuất phát từ tình trạng sản lượng dầu mỏ dồi dào do khai thác "nở rộ" tại Arập Saudi bởi nước này ấp ủ mục tiêu duy trì thị phần tại châu Á. 

Tại thời điểm hiện nay, sản xuất và khai thác dầu tăng mạnh trên tòan thế giới đặc biệt là ở Mỹ, một gã khổng lồ về năng lượng chính vì vậy các nhà phân tích nhìn nhận rằng động thái của Arập Saudi là một trong những nỗ lực để áp đảo mức giá của Mỹ.

Trong tình hình hiện tại khi Mỹ đang ngày càng tiến gần đến mục tiêu độc lập về năng lượng và thậm chí chấm dứt xuất khẩu dầu thô, thì Arập Saudi bắt đầu mon men đề nghị giảm giá dầu với thị trường châu Á. Tờ International Business Times dẫn nhận xét của nhà nghiên cứu đầu tư Jeff Dietert coi đó là một bước đi được Arập Saudi ưu tiên để duy trì thị phần tại thị trường châu Á nhiều tiềm năng.

Một giếng dầu ở bang North Dakota, Mỹ. Ảnh: Bloomberg

Âm mưu của Mỹ và Arập Saudi

Ông Thomas Friedman làm việc tại tờ New York Times lại cho rằng có thể Arập Saudi và Mỹ đang phối hợp dàn dựng thâu tóm tình trạng giá dầu nhằm mục đích chính trị cho “cuộc chiến tranh dầu mỏ” với Iran và Nga. 

Friedman đã lấy dẫn chứng trong lịch sử khi bản thỏa thuận giữa Mỹ và Arập Saudi đạt được năm 1985 để giảm giá dầu từ 35 USD xuống hơn 10 USD/ thùng dẫn tới việc GDP của Liên Xô sụt giảm do sự phụ thuộc vào dầu mỏ.

Một số quan chức phụ trách dầu mỏ tại Nga cũng có suy nghĩ tương tự, phó chủ tịch công ty dầu mỏ Rosneft Mikhail Leontyev đầu tháng này nhấn mạnh việc giảm giá dầu của Arập Saudi dựa trên mục đích chính trị và điều này có thể có kết thức không mấy tốt đẹp.

Tuy nhiên ông Charles Ebringer làm việc tại Viện nghiên cứu Brooking lại cho rằng giá dầu mỏ giảm đơn giản là do hiện nay thị trường đang trong thời kỳ ảm đạm.

Ảnh hưởng giảm giá dầu tới Nga

Con số thực tế cho thấy 15-20 % chỉ số GDP của Nga dựa vào "vàng đen" và phát ngôn viên Bộ tài chính Nga Maksim Oreshkin phát biểu trên kênh truyền hình RBK nêu rõ rằng với mức giá khoảng 90 USD/thùng GDP của Nga sẽ giảm 1,5% trong khi giá dầu ở mức 80 USD sẽ khiến GDP của Nga giảm 2%. Oreshkin cũng nhấn mạnh rằng mỗi đồng USD trên một thùng dầu sẽ đại diện cho 2 tỉ USD thiệt hại của ngân khố Nga.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia Nga hy vọng rằng việc giá dầu mỏ không ổn định cộng với các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể dẫn đến sự hồi phục vị thế của Nga như một nước chủ lực về công nghiệp, nông nghiệp và công nghệ. Một số ngành của Nga đã có "tín hiệu vui" trong những tháng gần đây và chính phủ Nga cũng đang hướng đến “đột phá công nghiệp thực chất” trong những năm tới nhằm giảm phụ thuộc vào năng lượng tự nhiên.

Phát biểu tại câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai hôm 24/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin không nhắc cụ thể đến giá dầu nhưng nói rằng Nga “là một quốc gia tự cung tự cấp” và sẽ “phát triển sản xuất nội địa, công nghệ và với những hành động dứt khoát để thay đổi”.

Hà Linh (Theo RiaNovosti)
Nguồn: baotintuc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.