Chuyên mục
TQ: Bước đi tham vọng thống lĩnh tiền tệ Châu Á
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

TQ: Bước đi tham vọng thống lĩnh tiền tệ Châu Á

Thứ bảy 25/10/2014 05:47 GMT + 7
Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB) đã chính thức được khởi động một cách lặng lẽ thay vì ồn ào như dự định.

Trang Xinhua của Trung Quốc hôm 24/10 đưa một bản tin khá vắn tắt về lễ ký kết thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB).

Theo tờ báo này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp đại diện của 21 nước sáng lập vào cuối buổi sáng trong lễ ký kết bản ghi nhớ. Ngân hàng có vốn 100 tỷ USD và con số đóng góp ban đầu khoảng 50 tỷ, phần lớn từ Trung Quốc. Đây là một tổ chức phát triển liên chính phủ tại châu Á, có trụ sở tại Bắc Kinh và dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm 2015.

Các nước tham gia tổ chức này bao gồm: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Oman, Pakistan, Philippines, Qatar, Singapore, Sri Lanka, Thailand, Uzbekistan và Việt Nam.

Thông tin báo chí Trung Quốc đưa về sự kiện này ngắn gọn và khá mờ nhạt, trái ngược với quy mô và kỳ vọng biến AIIB trở thành một tổ chức tài chính ngân hàng cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), nơi mà Mỹ và Nhật vẫn đang thống trị.

Trước đó, Trung Quốc dự kiến sẽ công bố về sự thành lập của ngân hàng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng tới. Tuy nhiên, sự rút lui vào phút chót của Hàn Quốc, Úc và Indonesia có lẽ đã khiến Trung Quốc thay đổi thời điểm cũng như cách thức công bố.

Trung Quốc nhắm đến cả một số nước châu Âu và đã âm thầm vận động các nước này cũng như trong khắp khu vực châu Á

Theo Thediplomat, sự thiếu vắng của hầu hết các nước lớn trong khu vực, nhất Hàn Quốc, Úc và Indonesia là một thất bại mất mặt của Trung Quốc. Nó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực không hề nhỏ. Báo chí Bắc Kinh cũng như phương Tây từ trước đó cũng đã nói về sự vận động hành lang của Mỹ trong việc ngăn chặn các nước khác tham gia vào AIIB.

Trong kế hoạch ban đầu đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc còn nhắm đến cả một số nước châu Âu và đã âm thầm vận động các nước này cũng như trong khắp khu vực châu Á. Tuy nhiên, trong thời điểm khởi đầu này, chưa có một nước EU nào tham gia. Nước lớn duy nhất tham gia vào AIIB là Ấn Độ. Đây có thể sẽ là cổ đông lớn thứ 2 tại đây, sau Trung Quốc.

Theo tờ Yonhap, thứ Ba vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Kyung-hwan đã gặp Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei tại Bắc Kinh. AIIB đứng đầu trong chương trình nghị sự của 2 bên. Tuy nhiên, Seoul quan ngại về cơ cấu quản trị và sự đảm bảo đồng tiền đầu tư của AIIB.

Úc, trong khi đó, cũng đã bày tỏ quan ngại giống hệt Hàn Quốc cho dù chỉ trong tuần trước tờ báo The Australian cho biết: "Úc sắp cùng chính phủ Trung Quốc lập ngân hàng hạ tầng 50 tỷ USD". Còn Indonesia từ chối tham gia ở giai đoạn đầu với lý do rằng chính phủ mới thành lập nên chưa có thời gian để xem xét đề nghị của Bắc Kinh.

Cho dù thiếu vắng Canberra và Seoul, AIIB vẫn đã được khởi động và theo kế hoạch sẽ đi vào hoạt động cuối năm tới. Đây là bước đi có lẽ không thể thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc đã công khai ý định muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, WB vẫn hoàn toàn dưới sự thống trị của Mỹ, còn ADB dưới bàn tay của Nhật Bản. Tại ADB, Nhật Bản và Mỹ hiện là hai cổ đông lớn nhất với quyền bỏ phiếu lên tới 26%, trong khi Trung Quốc chỉ có 5,47%.

Trung Quốc đã công khai ý định muốn đóng vai trò quan trọng hơn trong các tổ chức tài chính quốc tế

Không chỉ muốn cạnh tranh với ADB và WB trong đầu tư, Trung Quốc thành lập AIIB còn để hỗ trợ cho chính sách thúc đẩy khu vực thương mại siêu tự do tại khu vực, phát triển hạ tầng giao thông liên khu vực và triển khai "con đường tơ lụa" nhằm đưa hàng hóa tới khắp các nước trong khu vực cũng như vươn tới châu Âu. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng một đường sắt liên kết trực tiếp từ Bắc Kinh đến Baghdad.

Với những động thái gần đây, Trung Quốc dường như đang hiện thực hóa lời nói của Thủ tướng Lý Khắc Cường: Muốn chuyển từ "thập niên vàng" trong quan hệ với ASEAN lên thành "thập niên kim cương".

Mạnh Hà
Nguồn: VietNamNet
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.