Chuyên mục
Thượng viện Nga phê chuẩn FTA giữa EAEC với Việt Nam
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thượng viện Nga phê chuẩn FTA giữa EAEC với Việt Nam

Thứ năm 28/04/2016 10:11 GMT + 7
Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga ngày 27/4 đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEC) với Việt Nam. Phóng viên TTXVN tại Moskva đưa tin, trước đó Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cũng đã phê chuẩn Hiệp định này. Như vậy, Hiệp định chỉ còn chờ Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt bút ký là chính thức có hiệu lực .

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang, ông Konstantin Kosachev, khi trình bày Hiệp định trước Thượng viện, cho biết Hiệp định được ký tháng 5/2015, theo đó bãi bỏ thuế đối với hàng hóa buôn bán giữa các nước thành viên EAEC với Việt Nam. Hiệp định xác định việc bổ sung các quy định về vệ sinh và kiểm dịch thực vật, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý hải quan, sử dụng các biện pháp bảo hộ và các tiêu chí để xác định đầy đủ việc sản xuất hàng hóa.

Ông Kosachev đề cập đến tầm quan trọng chính trị của Hiệp định như sự công nhận quốc tế đối với EAEC. Ông nhấn mạnh: "Đây là Hiệp định đầu tiên, tạo điều kiện kết nối EAEC với tiến trình hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập, EAEA (gồm các thành viên Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) ký FTA với một đối tác kinh tế đối ngoại.

Trước đó, theo Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Á-Âu Viktor Khristenko, FTA với Việt Nam cho phép miễn thuế đối với 88% các mặt hàng thương mại hiện nay giữa EAEC và Việt Nam.

Hiện kim ngạch thương mại giữa các nước thành viên EAEC với Việt Nam đang ở mức thấp. Kim ngạch song phương trung bình giữa EAEC, dân số khoảng 183 triệu người, và Việt Nam, dân số khoảng 93 triệu, vào khoảng 4 tỷ USD. Việc ký FTA có thể giúp tăng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD/năm vào năm 2020.

Theo FTA, Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm sữa nhập từ các nước EAEC so với mức 20% hiện nay. Trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ bãi bỏ thuế với thịt gia cầm, đồ uống có cồn, ô tô nhập khẩu từ EAEC. Sau 10 năm, thuế nhập khẩu xe buýt sẽ được loại bỏ. Hiện thuế nhập khẩu xe buýt từ Nga ở mức 40%. Đối với xe tải, mức thuế nhập khẩu của Việt Nam là 17%, ô tô con từ 50-70% tùy thuộc vào chủng loại và nhà sản xuất. Các mức thuế cao này, trong một thời gian dài, dẫn đến thực tế xe tải và xe con của Nga, xe tải của Belarus không phổ biến ở Việt Nam, vì ô tô sản xuất tại Đông Nam Á có giá rẻ hơn nhiều. Nếu các mức thuế này được bãi bỏ, tuy nhiên không thể sớm hơn năm 2024, ô tô do EAEC sản xuất sẽ là đối thủ cạnh tranh thực sự với các nhà sản xuất khác tại thị trường Việt Nam đang phát đạt.

Trong 15 năm, dự kiến thuế nhập khẩu xăng từ EAEC vào Việt Nam sẽ được bãi bỏ. Hiện mức thuế này là 19%. Kim ngạch xuất khẩu từ EAEC vào Việt Nam có thể tăng ngay gấp đôi nhờ các mặt hàng thực phẩm như lúa mì, thịt, sữa, bột mì. Ngoài ra, dự kiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như sản phẩm dầu khí, kim loại cán, phân bón, lốp xe cũng giảm đáng kể.

Hàng hóa của Việt Nam như gạo, trái cây, rau, quả, hạt điều, cá, đồ gia dụng, sản phẩm công nghiệp nhẹ cũng sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường EAEC hơn. FTA cũng quy định hạn ngạch đối với các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu vào EAEC. Số lượng hàng cao hơn hạn ngạch vẫn phải chịu thuế như bình thường.
Nguồn: baotintuc.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.