Chuyên mục
Quốc tế hóa NDT: Trung Quốc thách thức trực diện Mỹ
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Quốc tế hóa NDT: Trung Quốc thách thức trực diện Mỹ

Thứ ba 27/09/2016 02:23 GMT + 7
“Nếu (đồng NDT) phá giá với tốc độ như hiện nay, khoảng 18 tháng sau, bên ngoài Trung Quốc sẽ không còn có đồng NDT nữa”

Việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng Trung ương) đã mở ngân hàng thanh toán bằng đồng nhân dân tệ (NDT) đầu tiên trên đất Mỹ, đặt tại thành phố New York, với tổng tài sản là hơn 50 tỷ USD, tương đương một quý trao đổi thương mại song phương Trung-Mỹ được xem là điều kiện mang tới hình tượng của một đồng tiền quốc tế cho đồng NDT.

Ảnh minh họa

Chuyên gia Ming Ming, người đứng đầu bộ phận điều tra thu nhập cố định của Công ty Chứng khoán Citic, từng có thời gian làm việc tại PBoC trong lĩnh vực quốc tế hóa đồng NDT cho biết, quyết định thiết lập ngân hàng thanh toán bằng đồng NDT ở New York có nghĩa cái khung toàn cầu (cho việc quốc tế hóa đồng NDT) về cơ bản đã hoàn thành.

Nhà nghiên cứu cao cấp Jacob Kirnegaard thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế  Peterson (PIIE) có trụ sở tại Washington lại đưa ra nhận định, đấy giống như một động thái thách thức trực diện đồng USD ngay trên mảnh đất sản sinh ra nó thông qua việc tiến vào thị trường tài chính Mỹ bằng hoạt động cung cấp dịch vụ đồng NDT.

Tuy nhiên, trái ngược với niềm tự hào trên, giới chuyên gia quốc tế lại cho rằng, sự nôn nóng của Trung Quốc có thể sẽ khiến các quan chức Trung Quốc không còn được nâng cốc chúc mừng nữa. 
 
Đài VOA cho biết, sau nhiều năm nỗ lực, Trung Quốc đã ký được hơn 20 thỏa thuận hoán đổi tiền tệ, mang tới hình tượng của một đồng tiền quốc tế cho đồng NDT. Nhưng có thể chỉ vài hôm sau khi đồng NDT gia nhập rổ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 1/10 tới, các quan chức Trung Quốc sẽ không còn được nâng cốc chúc mừng nữa.

Trợ lý Giáo sư Christopher Balding thuộc Trường Kinh doanh HSBC, Đại học Bắc Kinh cho rằng mỗi tháng Trung Quốc phải bỏ ra 50 tỷ USD để ngăn chặn đồng NDT mất giá. Nói cách khác, Trung Quốc đang bán đồng USD trong kho dự trữ của mình để mua đồng NDT trên thị trường quốc tế.

Chuyên gia Balding nhận định: “Nếu họ (quan chức Trung Quốc) lên đài truyền hình trung ương tuyên bố rằng họ sẽ hoàn toàn để thị trường quyết định giá trị đồng NDT thì tôi không cho rằng đồng NDT lập tức mất giá 15% - 20% là một sự cường điệu”.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia Balding, đầu tư bên ngoài lãnh thổ của Trung Quốc đã giảm 40%. Nếu cộng thêm việc dòng vốn tiếp tục chảy khỏi Trung Quốc, áp lực đối với đồng NDT rất lớn.

Việc Trung Quốc mua đồng NDT trên thị trường quốc tế trên thực tế đi ngược lại tiến trình quốc tế hóa đồng NDT. “Nếu (đồng NDT) phá giá với tốc độ như hiện nay, khoảng 18 tháng sau, bên ngoài Trung Quốc sẽ không còn có đồng NDT nữa”, ông Balding nhấn mạnh.  

Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã được lên kế hoạch từ nhiều năm nay.

Quả thực, sau hơn 5 năm tập trung tăng cường vị thế của đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ với gần 30 nước và có ngân hàng thanh toán tại gần 10 quốc gia.

Đến năm 2015, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã trở thành đồng tiền thứ 5 được đưa vào giỏ dự trữ ngoại tệ SDR của IMF, sánh ngang với USD, Euro, Yên Nhật và Bảng Anh.

Theo Barron’s, Trung Quốc đã thành công khi chọn giải pháp từ từ thuyết phục cả thế giới dùng tiền của mình. Bằng cách này, họ có thể hưởng lợi từ nội tệ mạnh khi chuyển từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu sau này, và thậm chí đi vay nước ngoài bằng chính tiền tệ của mình.

Tiếp đến, Trung Quốc nhanh chóng đẩy mạnh chiến lược quốc tế hóa đồng NDT. Mục tiêu của họ là NDT được chấp nhận làm đồng tiền thanh toán, đầu tư và dự trữ tại nhiều khu vực trên thế giới vì nếu không, họ sẽ khó giữ được vị thế trong hệ thống tiền tệ quốc tế, dù nền kinh tế có mạnh đến thế nào đi nữa.

Thái An (tổng hợp)
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.