Chuyên mục
Pakistan từ chối dự án 2 tỷ USD của Trung Quốc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Pakistan từ chối dự án 2 tỷ USD của Trung Quốc

Thứ năm 17/01/2019 09:06 GMT + 7
Pakistan đã từ bỏ dự án xây nhà máy điện than chung với Trung Quốc, loại dự án khỏi khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan.

Tờ Daily Pakistan hôm 16/1 thông tin, Pakistan đã chính thức gửi một thông báo cho phía Trung Quốc về việc họ không còn quan tâm tới dự án nhà máy điện nữa, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh chính thức xóa dự án khỏi danh sách các dự án thuộc Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).


Thủ tướng Pakistan Imran Khan.

Tờ báo tiết lộ lời một quan chức trong chính quyền Pakistan, trong cuộc họp của Ủy ban điều phối chung lần thứ 8 giữa hai nước được tổ chức vào tháng trước, phái đoàn Pakistan do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Phát triển Makhdoom Khusro Bakhtyar dẫn đầu đã đề xuất loại bỏ nhà máy điện than khỏi danh sách dự án chung.

Quan chức này cho hay, biên bản cuộc họp của Ủy ban điều phối chung tổ chức hôm 20/12/2018 đã nêu rõ dự án nhà máy điện than chung sẽ được loại bỏ khỏi danh sách dự án.

Lý do được đưa ra là công trình này quá tốn kém và không thuộc diện ưu tiên. Pakistan cũng đang nỗ lực thực hiện tiết kiệm ngân sách công.

Thay vì đổ tiền để xây nhà máy lấy điện, Pakistan ưu tiên phát triển cảng chiến lược Gwadar và tuyến đường phía Tây CPEC.

Chính phủ Pakistan thời Thủ tướng Nawaz Sharif đã tìm cách trì hoãn dự án nhà máy điện than nói trên nhưng vấp phải sự phản đối của Trung Quốc nên đổi ý. Dù vậy, kể từ khi lên nắm quyền, Thủ tướng Imran Khan nỗ lực giảm bớt quy mô CPEC do nỗi lo nợ nần.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 8 năm ngoái, chính phủ của Thủ tướng Imran Khan đã cố gắng thu hẹp CPEC, tuyên bố nước này không đủ khả năng chi trả cho tất cả các dự án và kêu gọi tập trung hơn vào việc mở rộng nông nghiệp và tạo việc làm cho giới trẻ.

Pakistan cũng đang cố gắng giảm chi phí trong lĩnh vực năng lượng và giảm nhập khẩu hydrocarbon đắt tiền, bao gồm cả than đá.

Phản ứng trước thông tin này, phía Trung Quốc đã đề nghị một nghiên cứu chung của hai nước về kế hoạch tối ưu hóa năng lượng.

Qamar Cheema, một nhà phân tích chính trị có trụ sở tại Islamabad cho biết, hiện tại Pakistan quan tâm đến tiền mặt thay vì đầu tư cơ sở hạ tầng.

Bằng chứng là thay vì dự án năng lượng của Bắc Kinh, có thể Pakistan sẽ chọn một dự án khác là vay tiền mặt.

Pakistan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán, sau khi đồng rupee mất 25% giá trị so với đồng USD vào năm 2018. Chính phủ mới đã tiếp cận Saudi Arabia, Trung Quốc, Abu Dhabi và Quỹ tiền tệ quốc tế để được giúp đỡ. Bắc Kinh đã cam kết cho Islamabad vay 4 tỷ USD.

Sự từ chối đầu tư của Trung Quốc đã có thể điểm tên Pakistan. Islamabad nằm trong danh sách kéo dài những khu vực đang tìm cách để từ chối các dự án đầu tư của Bắc Kinh.


Cảng Gwadar ở Pakistan. Ảnh: Reuters

Hồi cuối năm 2018, Israel cũng tuyên bố xem xét từ chối các dự án đầu tư của Trung Quốc vào cảng Haifa. Tập đoàn Cảng Quốc tế Thượng Hải (SIPG) đã cam kết đầu tư 2 tỷ USD và biến Haifa thành công lớn nhất Israel. Đổi lại, SIPG được kiểm soát cảng Haifa trong 25 năm, bắt đầu từ năm 2021.

Làn sóng từ chối đầu tư Trung Quốc cũng diễn ra ở Malaysia. Thủ tướng 92 tuổi  Mahathir Mohamad tiếp tục thái độ phê phán thiếu kiềm chế đối với các hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại quốc gia Đông Nam Á này, bao gồm: hủy dự án đường sắt kết nối bờ biển phía Đông (ECRL) trị giá 55 tỷ ringgit (18 tỷ USD) - dự án có tầm quan trọng chiến lược đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc - và 2 đường ống dẫn khí trị giá 2,3 tỷ USD.

Không chỉ vậy, một dự án xây dựng có số vốn đầu tư lên đến 100 tỷ USD là Forest City cũng đang phải đối mặt với tương lai bất định sau tuyên bố của Thủ tướng Mahathir rằng Malaysia sẽ cấm người nước ngoài mua nhà tại dự án này.

Sau đó Văn phòng Thủ tướng ra thông báo khẳng định những người mua nhà tại dự án Forest City "không phải đương nhiên được cấp quyền cư trú".

Kim Hoa
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.