Chuyên mục
Nga-Trung có đủ khả năng bóp chết 'con nợ' 20.000 tỷ Mỹ?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga-Trung có đủ khả năng bóp chết 'con nợ' 20.000 tỷ Mỹ?

Thứ năm 04/02/2016 17:56 GMT + 7
Tổng nợ quốc gia của Mỹ đã vượt qua con số 19 nghìn tỷ USD, sắp chạm ngưỡng 20.000 tỷ, biến Mỹ thành con nợ lớn nhất thế giới.

Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới, vượt ngưỡng 19.000 tỷ USD

Theo tờ The Washington Times của Mỹ, hiện Mỹ đang là con nợ lớn nhất thế giới. Tổng số nợ của chính quyền Liên bang Hoa Kỳ đã chính thức vượt 19 nghìn tỷ USD và “tràn đầy hy vọng” chạm ngưỡng kỷ lục 20.000 tỷ USD trong thời gian tới.

Mốc ranh giới này đã bị bước qua từ cuối tháng 1 vừa qua. Tổng số nợ hiện nay tương đương gần 103% GDP của Hoa Kỳ. Trong đó có 13,7 nghìn tỷ USD nợ công do các công ty và cá nhân nắm giữ, còn lại khoảng 5,3 nghìn tỷ chính phủ nợ Cục dự trữ liên bang.

Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama, tổng nợ quốc gia Mỹ đã tăng gần gấp đôi, lên thêm 8 nghìn tỷ USD, chỉ trong vòng 7 năm. Mức tăng nợ kỷ lục tương tự trước đây cũng đã diễn ra dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.

Ngày 2 tháng 11 năm 2015, ông Obama đã chấp thuận tăng mức vay của chính phủ. Lần thảo luận tiếp theo về hạn mức tín dụng sẽ diễn ra vào năm 2017. Theo như dự đoán, tới thời điểm đó số nợ quốc gia của Mỹ đã lên tới ít nhất là 20 nghìn tỷ USD.

Vào tháng 7 năm ngoái, cựu Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ron Paul đã kêu gọi chính quyền Barak Obama phải tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề món nợ khổng lồ này. Nếu không, theo ông, Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng dựa theo kịch bản Hy Lạp.


Mỹ đang là “con nợ” khổng lồ trên thế giới, trong số “chủ nợ” có Nga

Ông Ron Paul nói rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ảm đạm, Hoa Kỳ cần phải cắt giảm các chi tiêu quân sự và an sinh xã hội, cũng như giảm số lượng các gói ưu đãi doanh nghiệp.

Hiện nay, số nợ nước ngoài của Mỹ cũng đã lên tới 5,3 nghìn tỷ USD. Trong đó 2 chủ nợ lớn nhất của Washington là Bắc Kinh và Tokyo với với khối lượng đầu tư lần lượt là 1,264 nghìn tỷ USD và 1,144 nghìn tỷ USD, chủ yếu là đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Theo truyền thông Nga, Liên bang Nga đứng vị trí thứ 15 trong số các chủ nợ của Mỹ, với 88 tỷ USD. Trong vòng 1 năm qua, nước này đã cắt giảm 20 tỷ USD đầu tư vào trái phiếu Mỹ so với con số hơn 100 tỷ USD vào năm 2014.

Theo báo cáo tháng, quý của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, trong thời kỳ từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015, Nga đã giảm các khoản đầu tư vào trái phiếu quốc gia Mỹ ở mức 20 tỷ USD, trên tổng số trên 100 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ mà nước này đang sở hữu.

Nếu như vào tháng 10-2014, Nga còn sở hữu lượng chứng khoán Mỹ có trị giá bằng 108 tỷ USD, thì chỉ sau đó 2 tháng, lượng tiền này đã bắt đầu giảm mạnh. Tuy nhiên, Nga lại tăng mua chứng khoán nợ của Hoa Kỳ từ tháng 5-2015, để nâng tổng số tiền Washington nợ mình lên 88 tỷ USD.

“Chúa chổm” Mỹ liệu có đứng trước nguy cơ vỡ nợ?

Tuy Mỹ hiện gánh khoản nợ khổng lồ lên tới hơn 19.000 tỷ USD trái phiếu chính phủ, nhưng nước này chưa bao giờ lo ngại tình trạng vỡ nợ. Bởi vì, Ngân hàng trung ương các nước khác trong quá trình tái đầu tư, thường lựa chọn đồng USD, chủ yếu là mua trái phiếu của Chính phủ Mỹ.

Điều đó cho phép người Mỹ vay nợ vô thời hạn trên khắp thế giới mà không lo hậu quả cho bản thân, bởi họ có thể in tiền thêm tiền USD, vốn từ sau khi bãi bỏ chế độ bản vị vàng vào năm 1971, đã biến thành đồng tiền “không cần đảm bảo và không bao giờ chết”.

Chừng nào tất cả các giao dịch toàn cầu vẫn còn diễn ra thông qua các loại tiền Mỹ và các nước trên thế giới vẫn sử dụng đồng đô-la Mỹ để làm đồng tiền dự trữ quốc gia thì nhu cầu về đồng USD sẽ không bao giờ giảm sút và Washington sẽ không bao giờ lo vỡ nợ.

Ngày 16-1 vừa qua, tờ báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten đưa tin, Nga dự định tạo lập loại mác tiếp thị dầu theo một tiêu chuẩn riêng, không nằm trong hệ thống giao dịch trên thế giới hiện nay là Brent và WTI, để định giá mua và bán nguyên liệu trên các thị trường quốc tế.


Mặc dù là con nợ lớn nhất thế giới nhưng Mỹ không bao giờ lo vỡ nợ

Hiện tại, để xác định giá dầu mỏ Nga vẫn đang dùng mác Brent. Mác dầu này được dùng để đánh giá khoảng 2/3 các hợp đồng "vàng đen" trên thị trường thế giới, mặc dù thị phần của loại dầu này trong tổng khối lượng khai thác nguyên liệu mỗi ngày chỉ chiếm khoảng 1%.

Theo quan điểm của tờ báo Đức, việc tạo ra các "chuẩn Nga" dành cho dầu mỏ sẽ có hệ quả sâu rộng đối với nền thương mại thế giới, cho đến nay vẫn tiến hành hầu như chỉ bằng USD.

Động thái này sẽ phá vỡ “cây cột chịu lực” duy trì sự thống soái trên thị trường giao dịch thương mại và tiền tệ của Mỹ. Bởi chừng nào tất cả các giao dịch còn diễn ra thông qua Brent và WTI, thì nhu cầu đối với đồng USD trên sàn giao dịch dầu sẽ không bao giờ giảm sút.

Nợ công của Hoa Kỳ có lên tới hàng trăm nghìn tỷ cũng không gây hại cho họ nhờ sự ràng buộc của đồng USD với dầu mỏ, và nếu một ngày dầu mỏ giao dịch theo chuẩn riêng của Nga, thanh toán bằng đồng rúp hay Nhân Dân Tệ của Trung Quốc thì đồng USD mới bắt đầu lâm nguy.

Ngoài ra, nếu đồng rúp của Nga hay đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc được sử dụng thay tiền Mỹ trong các giao dịch thương mại, trong dự trữ ngoại hối, trong định giá các hàng hóa trên thế giới, thì đồng USD mới “chết” và khi đó Washington sẽ thực sự đứng trước nguy cơ vỡ nợ.

Nếu một ngày đồng Rúp hay đồng Nhân Dân Tệ thay thế được đồng USD trong giao dịch toàn cầu thì Mỹ mới lo vỡ nợ

Tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten đánh giá, rõ ràng bước đi này của Nga là một bộ phận trong chiến lược dài hạn, nhằm hóa giải sự phụ thuộc của nền công nghiệp dầu mỏ Nga và thế giới vào đồng tiền Mỹ. Nếu Nga thành công với chiến lược này thì Mỹ sẽ lâm nguy thực sự.

Ngoài ra, việc đồng Nhân Dân Tệ được đưa vào giỏ tiền tệ quốc tế của IMF và dự trữ ngoại hối toàn cầu cũng khiến Trung Quốc nhen nhóm hy vọng nó sẽ cạnh tranh và làm suy yếu đồng tiền Mỹ trong giao dịch thương mại thế giới, biến Washington thành con nợ thực sự từ đồng USD.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế, tài chính và đầu tư thế giới cho rằng, điều này sẽ không bao giờ xảy ra bởi các mối quan hệ đồng minh của Mỹ vẫn có khả năng chi phối cả các quy luật ngẫu nhiên của thị trường tiền tệ, tài chính và giao dịch thương mại.

Và tất nhiên là siêu cường Hoa Kỳ vẫn ung dung vay nợ khắp thế giới mà không bao giờ lo vỡ nợ!

Huy Bình
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.