Chuyên mục
Mỹ kìm giá dầu, giành món hời của Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ kìm giá dầu, giành món hời của Nga

Thứ tư 15/02/2017 12:51 GMT + 7
Các thành viên OPEC đều nhận định, Mỹ tìm cách xúc hút tận thu dầu, bất chấp nỗ lực cắt giảm sản lượng.

Ngày 10/2, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định rằng việc các nhà sản xuất dầu mỏ của Mỹ triển khai thêm nhiều giàn khoan dầu đang cản trở đà phục hồi của giá dầu thế giới.

Đồng thời, Mỹ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới nỗ lực cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác.

Nga - OPEC kiềm sản lượng nâng giá, Mỹ ngang nhiên phá vỡ?

Các thành viên OPEC cùng với một số quốc gia ngoài tổ chức như Nga đã thực hiện nghiêm chỉnh cắt giảm sản lượng ở mức độ cao nhất từ trước đến nay trong một nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng dư thừa dầu trên toàn cầu.

OPEC cho biết các thành viên của tổ chức này đã cắt giảm sản lượng 890.000 thùng/ngày trong tháng ​1/2017.

Báo cáo của  Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 10/2 cũng khẳng định những sự nỗ lực nghiêm chỉnh này. Trong tháng 1, OPEC đã thực thi 90% khối lượng cắt giảm sản lượng cam kết. Thậm chí, nước “anh cả” của khối là Saudi Arabia thậm chí còn hạ sản lượng tới 116% so với mức cam kết.

Ban đầu, thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC và các nước ngoài khối - đạt được vào tháng 12 năm ngoái- đã khiến giá dầu tăng tới 20%. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đã chững lại trong thời gian gần đây do lo ngại về việc các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể tăng mạnh sản lượng khiến những nỗ lực giảm sản lượng của OPEC trở nên vô nghĩa.

“Đây dường như là một trong những thỏa thuận cắt giảm sản lượng thành công nhất của OPEC trên phương diện tuân thủ”, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol nhận định. “Nhưng còn một câu chuyện thứ hai nữa, đó là tăng trưởng sản lượng dầu đang diễn ra mạnh mẽ ở những nước ngoài OPEC không tham gia thỏa thuận”.

Giá dầu thế giới đã tăng khá mạnh trong phiên giao dịch ngày 10/2 sau khi báo cáo của IEA được công bố.

Đóng cửa tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng 0,86 USD/thùng, tương đương tăng 1,6%, chốt ở mức 53,86 USD/thùng.

Tại thị trường London, giá dầu thô Brent chốt phiên với mức tăng 1,07 USD/thùng, tương đương tăng 1,9%, đạt mức 56,88 USD/thùng.

Trong lúc này đã có những thông tin dự đoán thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ được gia hạn thêm, song còn phải tùy vào kết quả sau 6 tháng thực hiện cũng như xu hướng trên thị trường dầu thế giới.

Đại diện thường trực của Nga tại OPEC Vladimir Voronkov cho biết ngân sách Nga đã thu về thêm 1.500 tỷ ruble (hơn 25 tỷ USD) từ thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu giữa OPEC và các nước ngoài OPEC đạt được từ hồi tháng 12/2016.

Hồi tháng 11/2016 OPEC đã nhất trí giảm sản lượng khai thác 1,2 triệu thùng dầu/ngày và 10 nước không phải thành viên OPEC thỏa thuận giảm 558.000 thùng/ngày, riêng Nga giảm 300.000 thùng/ngày.

Dự báo về tình hình thị trường dầu mỏ trong thời gian tới, ông Voronkov cho rằng giá dầu mỏ sẽ chưa thể đạt mức 100 USD/thùng do sản lượng của các nước không tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ không nhỏ. Nhiều khả năng nhất là dầu sẽ ở mức giá 50-60 USD/thùng trong năm 2017.

Mỹ đủ sức chứng minh "trùm sò" dầu thế giới

Việc một số "đầu sỏ" cung cấp dầu chịu cắt giảm sản lượng để cứu giá dầu khiến Mỹ có thể tận dụng lợi thế để tăng khả năng khai thác không khỏi khiến giới quan sát thêm một lần nữa đánh giá Mỹ lại là người nắm quyền kiểm soát giá dầu.

Còn nhớ chính sách của Mỹ can thiệp với thành viên OPEC là Saudi Arabia hồi năm 2014 nằm trong nỗ lực trừng phạt Nga bởi sự kiện Crimea. Nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu của OPEC được cho là cứu cánh cho Nga khi đang chịu trừng phạt từ Mỹ và phương Tây đã nhanh chóng bị sụp đổ. Mỹ đã cùng với Saudi Arabia gạt phăng, không giảm mức xuất khẩu và liên tiếp đẩy dầu chạm đáy.

Tàu chở dầu tấp nập ở eo biển Singapore.

Ngày 14/12/2014, trong bài phát biểu tại một hội nghị của OPEC ở Dubai, ông Suhail al-Mazrouei, Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, đã khẳng định OPEC sẽ không giảm sản lượng ngay cả khi giá dầu đang ở mức 60 USD/thùng, thậm chí xuống đến 40 USD/thùng.

Chỉ 2 ngày sau Hội nghị của OPEC tại Dubai, giá dầu giảm xuống chỉ còn 54,11 USD/thùng khiến Nga mất trắng 50% doanh thu bán dầu so với trước đó.

Cho đến nay, khi các chính sách cắt giảm sản lượng của Nga- OPEC có thể thúc đẩy ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ trỗi dậy thì thêm yếu tố nữa có thể khiến Hoa Kỳ đưa sản phẩm của họ ra khắp thế giới.

Reuters hồi cuối năm 2016 cho hay, Tập đoàn Dầu khí BP đang vận chuyển gần 3 triệu thùng dầu thô cho Mỹ tới khách hàng trên khắp châu Á - khu vực tiêu dùng trên khắp thế giới. BP đã trở thành người tiên phong, phát triển các tuyến đường mới để đưa dầu đá phiến giá rẻ Mỹ đến châu Á.

Reuters ghi nhận rằng, việc OPEC và Nga đồng ý cắt giảm sản lượng khiến các nhà máy lọc dầu ở châu Á lo ngại sẽ có sự thiếu hụt nguồn cung trong tương lai và họ đang tìm các giải pháp thay thế để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Những ưu ái đối với việc chở dầu thô từ Mỹ sang châu Á vì vậy mà cũng tăng lên.

Đây là một thông tin quan trọng và rất đáng để quan tâm, bởi giới phân tích từ lâu đã coi dầu đá phiến giá rẻ của Mỹ chính là mục tiêu đầu tiên của Saudi Arabia - nước cầm đầu OPEC khơi mào cuộc chiến giá dầu kéo dài hơn 2 năm qua. Và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC hôm 30/11/2016 dường như là một động tác “giơ cờ trắng” và thay đổi chiến thuật của tổ chức này trước dầu đá phiến Mỹ.

Có thể nói, OPEC đang tạo ra cả cơ hội và thách thức cho dầu đá phiến Mỹ. Bjarne Schieldrop, một nhà phân tích hàng hóa tại SEB dự đoán năm 2017 sẽ là một “bữa tiệc dầu đá phiến” với sự tăng đột biến trong xuất khẩu của Mỹ sau khi OPEC cắt giảm sản lượng.

Quế Chi
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.