Chuyên mục
Không chờ dỡ bỏ cấm vận, Italia tự tăng cường hợp tác với Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Không chờ dỡ bỏ cấm vận, Italia tự tăng cường hợp tác với Nga

Thứ tư 01/11/2017 09:46 GMT + 7
Bất chấp các lệnh cấm vận kinh tế chống Nga của Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa được dỡ bỏ, các doanh nghiệp Italia vẫn đang tích cực tăng cường các mối quan hệ hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Nga.


Tổng thống Nga Putin

Trong tháng 10/2017, giới doanh nghiệp Nga và Italia đã tổ chức diễn đàn kinh tế tại thành phố Verona của Italia. Ngân hàng Intesa Sanpaolo của Italia đã ký kết văn kiện hợp tác với Công ty Dầu khí Độc lập Nga (NNK)- công ty đang nằm trong “danh sách đen” cấm vận của EU và Mỹ. Theo đó, ngân hàng lớn nhất Italia này sẵn sàng xem xét cấp tín dụng cho dự án mới của công ty Nga với số tiền 5,8 tỷ USD. Đại diện của Intesa Sanpaolo tiết lộ với tờ Financial Times (FT) rằng hiện giới lãnh đạo ngân hàng này vẫn chưa thông qua quyết định cuối cùng về vấn đề này.

“Ngân hàng mới chỉ đồng ý xem xét bất cứ khả năng nào liên quan đến dự án này và vẫn tuân thủ luật và các quy định quốc tế”- đại diện Intesa Sanpaolo tuyên bố với FT.

Tuy nhiên, theo FT, cho dù hai bên mới ký biên bản ghi nhớ thì điều này vẫn cho thấy Italia và Nga vẫn đang duy trì được các mối quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ, bất chấp các nỗ lực của Mỹ và EU nhằm cô lập Nga. Thỏa thuận này là bằng chứng tiếp theo cho thấy Moscow đang tận dụng tốt sự đồng cảm của giới chính trị và doanh nghiệp Italia.

“Các lệnh cấm vận là bất hợp pháp”- Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Ngân hàng Intesa Sanpaolo là Antonio Fallico tuyên bố. Ông Antonio Fallico đã từng nhận được phần thưởng của Tổng thống Nga Putin nhờ việc đã đứng ra thu xếp khoản tín dụng 5,2 tỷ USD để Tập đoàn Rosnheft của Nga bán cổ phần vào năm 2016.

Theo FT, trường hợp Intesa Sanpaolo không phải là cá biệt vì giới doanh nhân châu Âu đang ngày càng lên án các lệnh cấm vận chống Nga vì điều này đã thực sự cản trở các hoạt động kinh tế của họ, nhất là hợp tác với các công ty dầu khí và năng lượng Nga. Tuy nhiên, khác với các nước châu Âu khác, Italia là quốc gia thường xuyên đưa ra các chỉ trích với các lệnh cấm vận chống Nga.

“Đã đến lúc phải làm gì đó cụ thể và rõ ràng. Chúng ta phải hành động từng bước một. Chúng ta cần phải thường xuyên củng cố mối quan hệ kinh tế với Nga và nâng cao tính hiệu quả, lợi ích của mối quan hệ này. Đây là biện pháp tốt nhất để thức tỉnh các chính trị gia nhanh chóng áp dụng các hành động để đem lại lợi ích về lâu dài cho chính EU và nước Nga”- Emma Marchegaglia, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Dầu khí Italia ENI tuyên bố.

Intesa, ENI, công ty khoan dầu khí Saipem và các công ty khác của Italia trong lĩnh vực năng lượng, lắp máy là các công ty có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các công ty Nga trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Sau khi phương Tây áp đặt các lệnh cấm vận chống Nga, một loạt công ty Mỹ và châu Âu đã rút lui khỏi thị trường Nga nhưng các công ty Italia vẫn tiếp tục hợp tác với các đối tác Nga.

Các đối thủ cạnh tranh của ENI là ExxonMobil, Royal Dutch Shell, Statoil và BP đã ngừng hợp tác với Nga do lệnh cấm vận. Nhiều ngân hàng của Mỹ và châu Âu cũng ngừng các hoạt động tín dụng với giới doanh nghiệp Nga từ năm 2014. Tuy nhiên, tại hội nghị ở Verona, một loạt các nhà quản lý doanh nghiệp cấp cao Italia vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm xây dựng các mối quan hệ kinh tế lâu dài với Nga- đối tác thương mại lớn thứ 2 của Italia trong nhiều năm qua (sau Đức).

Theo FT, một trong những doanh nhân giàu nhất Italia đã tuyên bố rằng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp giàu có của Nga khi đến Verona đã khẳng định tầm quan trọng của hợp tác Nga-Italia đối với Moscow. Italia là một trong không nhiều nước châu Âu vẫn sẵn sàng hợp tác với Nga.

Vấn đề thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương cũng là chủ đề quan trọng trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Italia hồi tháng 5/2017. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, đại diện chính quyền Italia tuyên bố rằng việc Mỹ gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và rút khỏi một loạt thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu cho thấy châu Âu cần thiết phải tăng cường hợp tác với Nga.

Trong năm 2017, kim ngạch thương mại Italia-Nga đã gia tăng đột biến. Theo cơ quan thống kê Italia Istat, xuất khẩu của Italia vào Nga trong 3 quý năm 2017 đã tăng thêm 22,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sự gia tăng này phần không nhỏ là nhờ các sản phẩm lắp máy- điều mà các lệnh cấm vận không đề cập đến.

Sự “quyết đoán này” đã đem lại các lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp Italia. Và nếu như EU vẫn tiếp tục “chậm chân” trong thúc đẩy hợp tác với Nga, Italia sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.

Đức Dũng (lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.