Chuyên mục
Kéo giá dầu tăng, Mỹ đang giúp Nga hay tự giúp mình?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Kéo giá dầu tăng, Mỹ đang giúp Nga hay tự giúp mình?

Thứ bảy 29/08/2015 17:41 GMT + 7
Phiên giao dịch ngày 28/8, giá dầu thô tăng mạnh phiên thứ hai liên tiếp, đánh dấu 2 ngày tăng mạnh nhất kể từ năm 2009.

Từ phiên ngày thứ 27/8, giá dầu đã tăng nhờ thông tin kinh tế Mỹ quý 2 tăng trưởng vượt dự báo, Nigeria sẽ tạm ngưng xuất khẩu dầu và Venezuela đang kêu gọi OPEC nhóm họp để ứng phó với giá dầu giảm.

Đà tăng của giá dầu tiếp diễn trong phiên ngày thứ Sáu bởi thị trường dự báo về khả năng sản xuất dầu của Mỹ đang thu hẹp.


Giá dầu mỏ thế giới ngày 28/8 đã tăng phiên thứ hai liên tiếp

Phiên ngày 28/8 trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tăng 2,66 USD/thùng, tương đương 6,2% lên mức 45,22 USD/thùng.

Đây là mức giá chốt phiên cao nhất từ ngày 4/8. Tính cả tuần, giá dầu tăng 12%, mức tăng theo tuần cao nhất tính từ tháng 2/2009.

Trên thị trường London, giá dầu Brent tăng 2,49 USD/thùng  tương đương 5,2% lên mức 50,05 USD/thùng, đánh dấu mức tăng 10% trong tuần.

Còn tính từ đầu tháng 8 đến nay, cả giá dầu thô trên thị trường Mỹ và giá dầu Brent trên thị trường London giảm khoảng 4%.

Hậu thuẫn giá dầu đi lên trong hai phiên 27-28/8 là báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết tăng trưởng của nền kinh tế nước này trong quý Hai đạt 3,7%, cao hơn nhiều so với dự báo ban đầu là 2,3%. Mức tăng ấn tượng này cho thấy tăng trưởng trong đầu tư, chi tiêu chính phủ, chính quyền bang và chi tiêu tiêu dùng đều cao hơn so với những dự báo trước đó.

Ngoài ra, các nhà đầu tư cho rằng giá dầu còn được hỗ trợ từ yếu tố kỹ thuật khi trong những phiên gần đây nhiều nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường khi nó ở trong tình trạng "quá bán" và nay họ quay lại, tranh thủ mức giá thấp để mua trở lại.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định, Nga là “nạn nhân lớn nhất của giá dầu giảm”. Lý do nằm ở tác động hội tụ đa chiều: Giá thấp đúng thời điểm Nga phải chịu tác động từ các lệnh cấm vận và đồng rúp mất giá. 50% ngân sách của Nga phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt. Mọi việc hiện đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Moscow, do cú sốc lần này xuất phát từ các nhân tố bên ngoài.

Xét trên góc độ tổ chức thị trường, đã có sự thay đổi về người chơi chính. Năm 2014, khi xuất hiện những quan ngại về dầu mất giá, đại diện các nước OPEC đã nhóm họp tại Vienna (Áo). Tuy nhiên, tổ chức này đã đi tới quyết định không áp đặt quota về sản lượng khai thác để quyết giữ thị phần, đánh bại những “tay chơi mới”. Điều này đã có hiệu ứng ngược. Nguồn cung dầu từ phi truyền thống có tiềm năng lớn hơn những gì người ta tưởng. Trung Quốc hiện đã có bước chuyển hướng sang khai thác dầu đá phiến. Kế đến, sản lượng khai thác ở mức cao kỉ lục của Mỹ đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Việc giá dầu nối tiếp đà tăng đã phần nào xua tan không khí ảm đạm bao trùm thị trường "vàng đen" khi tuần qua giá dầu thô gần như chạm mức thấp nhất trong hơn 6 năm rưỡi qua. Đồng thời, nó cũng làm dấy lên hy vọng cho các nước có ngân sách phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu mỏ, trong đó có Nga.

Mặt khác, nếu giá dầu giữ vững đà tăng trong thời gian này thì đây cũng là tin tốt đối với Mỹ, quốc gia đang mở cửa dần thị trường dầu sau hơn 4 thập kỷ.

Mới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua vừa thông qua thỏa thuận xuất khẩu dầu thô sang Mexico, nới lỏng hơn nữa lệnh cấm xuất khẩu dầu áp dụng từ những năm 1970.

Gần đây Mỹ đã vượt qua cả Arab Saudi và Liên bang Nga để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Khi đã trở thành quốc gia sản xuất dầu số một thì Mỹ có thể tự cho mình quyền chi phối thị trường và hướng tới thoát khỏi sự phụ thuộc vào OPEC - khối dầu mỏ lớn nhất hành tinh đã từng làm khó cho Mỹ.

Mỹ hiện cũng là nước đầu tiên và duy nhất đang nắm bản quyền về công nghệ khai thác dầu từ đá phiến ở cấp độ thương mại. Trong bối cảnh thị phần toàn cầu của khối OPEC hiện chỉ còn chiến khoảng 30%, so với 50% cách đây 20 năm, do sự xuất hiện của công nghệ khai thác dầu đá phiến tại Mỹ.

Mỹ đã xuất khẩu hơn nửa triệu thùng dầu mỗi ngày sang Canada – trường hợp ngoại lệ lớn nhất. Con số này gấp 14 lần so với năm 2007, nhưng vẫn chỉ tương đương hơn 5% sản lượng dầu thô mỗi ngày của Mỹ.

An Nhiên (Tổng hợp)
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.