Chuyên mục
Hy Lạp rời Eurozone, Mỹ và NATO sẽ “gặp hạn”?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Hy Lạp rời Eurozone, Mỹ và NATO sẽ “gặp hạn”?

Thứ tư 08/07/2015 01:16 GMT + 7
Le Monde chú ý đến hậu quả nếu Hy Lạp ra khỏi eurozone, không biết tương lại vùng đồng tiền chung ra sao, có thể tan vỡ như nhận định của những người bi quan nhất.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Thủ tướng Alexis Tsipras tại Nga.

Le Monde chú ý đến hậu quả nếu Hy Lạp ra khỏi eurozone, không biết tương lại vùng đồng tiền chung ra sao, có thể tan vỡ như nhận định của những người bi quan nhất. Nhưng bài báo đáng chú ý trên Le Monde là bài về những rủi ro địa chính trị của sự kiện Grexit, tức là Hy Lạp ra khỏi vùng sử dụng đồng Euro, RFI ghi nhận.

Bài phân tích "Hy Lạp ra khỏi vùng Euro: Các rủi ro địa chính trị", nêu bật sự kiện Athens dù sao cũng là ‘một cực ổn định nằm giữa vùng Balkan đầy bất ổn và vùng Trung Đông đang bùng nổ’.

Bài báo mở đầu bằng thái độ lo ngại đã được chính Tổng thống Mỹ Obama bày tỏ khi khủng hoảng Hy Lạp mới manh nha: đó là một mối nguy hiểm không chỉ cho sự ổn định tài chính toàn cầu cũng như sự thuần nhất của Liên Hiệp Châu Âu, mà còn đe dọa hệ thống chỉ huy quân sự của khối NATO tại miền Đông Địa Trung Hải.

Đối với Mỹ, theo Le Monde, cái lo trước mắt là căn cứ quân sự Mỹ Souda, đặt trên đảo Crète, của Hy Lạp, bản doanh của Hạm đội 6 Hoa Kỳ. Căn cứ này không xa bờ biển của Syria, Jordan, Liban và Israel, cho phép Mỹ can thiệp nhanh chóng trong trường hợp có xung đột. 

Trong chiến dịch can thiệp vào Libya năm 2011 chẳng hạn, chính Souda là nơi xuất phát của các phi đội F16 của Mỹ, trong lúc khoảng 400 lính thủy quân lục chiến Mỹ cũng được phái đến đó, sẵn sàng can thiệp nếu cần.

Tổng thống Mỹ dĩ nhiên không muốn cơ sở chiến lược này bị đe dọa, thế nhưng Thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras, từng cảnh cáo là khi tỏ thái độ không khoan nhượng với Athens về kinh tế, Châu Âu đã đánh giá thấp nguy cơ toàn khu vực rơi vào tình trạng bất ổn nếu Hy Lạp ra khỏi vùng Eurozone.

Giáo sư Georges Prevelakis ở Đại học Paris I, tác giả quyển nghiên cứu Địa chính trị Hy Lạp (xuất bản năm 2005) đã lấy làm tiếc rằng ngay từ đầu, vấn đề địa lý chính trị đã không được châu Âu quan tâm vì lẽ: Đảm bảo một nước Hy Lạp ổn định về chính trị và với nền kinh tế vận hành có hiệu quả, sẽ giúp ổn định khu vực và châu Âu hóa vùng Balkan. Nhưng giờ đây, chính Hy Lạp lại đang bị balkan hóa.

Tại vùng Balkan, vốn bao gồm các nước yếu, Nga đang cố gắng thúc đẩy những con tốt của mình tại Serbia và tại khu vực người Serbia ở Bosnia-Herzegovina. Phong trào thánh chiến cũng cố sức tuyển mộ chiến binh ở khu vực này, nơi có những cộng đồng Hồi giáo đông đảo.

Le Monde trích lời bà Sia Anagnostopoulou, dân biểu đảng cánh tả Syriza đồng thời là giáo sư sử học tại Đại học Pandeion ở Athens khẳng định vai trò ổn dịnh của Hy Lạp quốc gia dân chủ duy nhất theo truyền thống châu Âu trong một khu vực mà phía Bắc thì bị chủ nghĩa dân tộc ở vùng Balkan đe dọa, phía nam thì bị tình trạng nền dân chủ thụt lùi ở Bắc Phi, phía đông với Thổ Nhĩ Kỳ trên đà cực đoan hóa về tôn giáo và vùng Trung Đông đầy lửa và máu.

Hy Lạp, theo Le Monde, cũng có một vai trò quan trọng trong việc gánh vác áp lực nhập cư cho Châu Âu.

Đó là chưa kể đến Trung Quốc, có thể lợi dụng tình trạng hỗn loạn ở Hy Lạp để tăng cường đầu tư, biến nước châu Âu này thành nội ứng phục vụ cho quyền lợi của Bắc Kinh. Hiện nay, Trung Quốc đã biến Hy Lạp thành một đầu cho "con đường tơ lụa mới" của họ, với tập đoàn vận tải biển khổng lồ Cosco của Trung Quốc đã quản lý các cảng container chính của cảng Hy Lập Piraeus từ 6 năm nay.

Tuy nhiên, theo chuyên gia François Heisbourg, thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược tại Paris, Trung Quốc là quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực địa kinh tế hơn là địa chiến lược và họ sẽ thận trọng, không để bị dính vào một quốc gia đang gặp khó khăn.

MAI VÂN
Nguồn: bizlive.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.