Chuyên mục
EU tuyên chiến Mỹ trong cuộc chiến tranh tiền tệ mới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

EU tuyên chiến Mỹ trong cuộc chiến tranh tiền tệ mới

Thứ hai 26/01/2015 04:05 GMT + 7
Thuật ngữ “chiến tranh tiền tệ” đang trở thành cụm từ được nhắc đến ngày càng nhiều hơn, thậm chí đã trở thành một từ thời thượng trên thế giới trong vòng vài năm trở lại đây, khi tỷ giá giữa đồng nội tệ của các nước ngày càng nhận được sự chú ý hơn bao giờ hết từ chính phủ các nước cũng như của toàn thế giới.


Ảnh minh họa.

Đó là một trò chơi hấp dẫn hay một cuộc đấu sinh tử, khó có thể đưa ra một quan điểm rạch ròi, chỉ biết rằng chiến tranh tiền tệ đang ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, khi mà thế giới một lần nữa đang phải đối đầu với một cuộc chiến tranh tiền tệ mới.

Sở dĩ chiến tranh tiền tệ ngày càng được chú ý, vì nó đang là một quân bài quan trọng trong cuộc cạnh tranh về kinh tế giữa các nước, khi phần lớn của cải trên thế giới vẫn được định giá bằng tiền thì rõ ràng ai nắm giữ quyền kiểm soát đồng tiền, kẻ đó sẽ nắm lợi thế. Không ai có thể quên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đã khiến làn sóng lạm phát lan ra khắp thế giới khi Mỹ in thêm USD để giải cứu nền kinh tế nước mình.

Trung Quốc khi đó là kẻ ngậm đắng nuốt cay hơn ai hết khi khối dự trữ ngoại tệ hàng nghìn tỉ USD của mình bỗng dưng không cánh mà bay chỉ trong một đêm do đồng USD mất giá. Cũng từ khi ấy, chính sách đưa đồng Nhân dân tệ trở thành một trong những công cụ thanh toán chủ yếu trên thế giới bắt đầu được Bắc Kinh triển khai mạnh, dù ở thời điểm hiện tại có vẻ như nó vẫn chưa đi đến đâu. Cuộc chiến tiền tệ giữa các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới bắt đầu diễn ra như thế.

Nhưng dù là cường quốc kinh tế số hai thế giới, cuộc chiến tiền tệ của Trung Quốc lại không có được sức ảnh hưởng như cuộc chiến tiền tệ của Nhật Bản, khởi động vài năm sau đó. Thủ tướng Shinzo Abe đắc cử vào cuối năm 2012, Nhật Bản lập tức lao vào một cuộc chiến tiền tệ quy mô lớn nhất với sự hiếu chiến được Mỹ và phương Tây mô tả là không kém hơn thời thế chiến 2. 

Đồng Yen được sự hậu thuẫn của chính phủ có mức sụt giá mạnh nhất lập tức đã đẩy mạnh xuất khẩu của Nhật Bản như một biện pháp cần thiết để cải tổ nền kinh tế theo chính sách Abenomics. Xuất khẩu Nhật tăng mạnh đến mức Mỹ và EU bắt đầu la ó về việc chính phủ của Thủ tướng Abe đang khuyến khích một cuộc chiến tranh tiền tệ trên quy mô toàn cầu.

Và có vẻ như điều đó đang trở thành sự thực, một cuộc chiến tranh tiền tệ trên quy mô toàn cầu có lẽ đang ở ngay trước mắt, chỉ có điều người mới gia nhập cuộc chiến đó lại là EU. Đối mặt với nguy cơ một đợt giảm phát lớn nhất trong lịch sử, EU vội vã học theo Nhật khi tung ra một gói kích thích kinh tế trị giá 1.100 tỉ Euro. 

Gói kích thích kinh tế khổng lồ này lập tức đẩy giá đồng Euro xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua so với đồng USD. Dù các nhà lãnh đạo EU đều nói rằng gói kích thích này chỉ để hồi phục kinh tế Châu Âu, thì trên thực tế ai cũng hiểu là đồng Euro mất giá sẽ thúc đẩy mạnh xuất khẩu của EU, đặc biệt là sang thị trường Mỹ.

Thậm chí một số nhà lãnh đạo các nước thành viên EU còn không hề giấu diếm sự phấn khởi của mình khi thấy đồng Euro mất giá. Thủ tướng Italia Matteo Renzi khi trả lời phỏng vấn trong tuần này đã phát biểu thẳng thừng rằng giấc mơ của ông là được thấy sự bằng giá giữa đồng Euro và đồng USD (ở thời điểm hiện tại 1 Euro = 1,12 USD). Xuất khẩu của Italia đã tăng mạnh gần đây sau khi đồng Euro bắt đầu sụt giá do Thụy Sĩ dỡ bỏ trần tỷ giá, đạt hơn 33 tỉ Euro trong 11 tháng đầu năm 2014, cao hơn 1,7% so với cùng kỳ 2013. 

Ngoại trừ Mỹ ra, giờ đây hầu như không có nước nào trên thế giới hứng thú với viễn cảnh đồng nội tệ của mình mạnh lên, vì nó chỉ khiến xuất khẩu suy giảm. Kể cả những nước đang ít lo lắng về nguy cơ giảm phát hơn Châu Âu như Ấn Độ hay Canada cũng bắt đầu giảm lãi suất để làm suy yếu đồng nội tệ của mình.

Và khi mà hầu hết các nước và khu vực kinh tế chủ chốt của thế giới đang thi nhau làm yếu đồng tiền của mình, thì một cuộc chiến tranh tiền tệ hẳn sẽ bùng lên. Một trong những mục đích hàng đầu của việc giảm giá trị đồng nội tệ là để tăng cường xuất khẩu, vì thế khi EU ghìm giá đồng Euro thì Nhật sẽ lại phải ghìm giá đồng Yen xuống thấp hơn nữa để duy trì xuất khẩu, và ngược lại. Đó sẽ là một cuộc chạy đua khốc liệt nhất và căng thẳng nhất.

Có vẻ như chỉ có Mỹ là đứng ngoài cuộc chơi này và hân hoan khi đồng USD tăng giá trở lại. Sở dĩ như thế là vì sự hồi phục của kinh tế Mỹ một phần lớn phụ thuộc vào kinh tế trong nước, khi giá trị đồng USD được cải thiện cũng đồng nghĩa với việc kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng. 

Bản thân Mỹ cũng không thích thú gì việc các nền kinh tế lớn thi nhau làm suy yếu đồng nội tệ vì như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Mỹ, nhưng việc ghìm giá đồng nội tệ của EU hay Nhật lại đang là biện pháp quan trọng giúp các nền kinh tế này hồi phục – vốn là một điều quan trọng hơn hết. Những triết gia thường nói rằng chiến tranh là động lực của sự tiến bộ, còn ở thời điểm hiện tại thì chiến tranh tiền tệ lại đang là động lực của sự hồi phục kinh tế thế giới.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.