Chuyên mục
Đồng USD sẽ “cưỡi sóng” đợt tăng mạnh nhất hơn 30 năm?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đồng USD sẽ “cưỡi sóng” đợt tăng mạnh nhất hơn 30 năm?

Thứ ba 15/09/2015 09:05 GMT + 7
Chỉ số USD của Fed leo dốc hơn 18% kể từ cuối năm 2013, mấp mé đỉnh kỷ lục thiết lập vào tháng 2/2002, Bloomberg ghi nhận.
   

G7 được xem như nhóm nhỏ hiếm hoi còn "quyền lực" trong việc tái thiết trật tự khi thị trường tiền tệ rối loạn.

Ngày này 30 năm về trước, Mỹ giương cơ bắp để đảo chiều thâm hụt thương mại đang giãn rộng. Washington khiến cả thị trường tài chính ngạc nhiên khi đột ngột tung ra Thỏa ước Plaza.

Kể từ năm 1979, đồng USD tăng giá 6 năm liên tục, khiến giới doanh nghiệp Mỹ khốn đốn. Theo thỏa thuận mới, các nước G5 bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp thống nhất giảm giá đồng USD so với đồng yen Nhật và mark Đức bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Tăng 32%

Giờ đây, nhiều yếu tố ngoại lai đang ngả về phía tạo điều kiện thuận lợi cho đồng USD quay đầu tăng giá. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị nâng lãi suất cơ bản trong ngắn hạn. Các ngân hàng trung ương duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.

Kết quả là đồng bạc xanh chỉ còn cách đỉnh cao nhất lịch sử 8%, theo chỉ số đồng USD của Fed. Chưa kể, chính sách thắt chặt tiền tệ sắp tới có thể sẽ nạp thêm nhiên liệu thúc đẩy đà tăng.

"Fed sắp phải tăng lãi suất, nhưng với một lộ trình cực kỳ thận trọng. Họ sẽ phải tính đến tác động từ đồng USD đắt đỏ đối với hàng xuất khẩu và lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ", cựu bộ trưởng tài chính Nhật thời Thỏa ước Plaza, ông Makoto Utsumi - hiện là chủ tịch Cơ quan đánh giá tín dụng Nhật Bản, nhận xét.

Ông cho rằng các nước không còn tìm thấy lợi ích chung từ một thỏa thuận tương tự như Plaza, định hướng chính sách tiền tệ của mỗi nước nói riêng và cả thế giới nói chung cũng chưa định hình rõ rệt.

Trong hai năm qua, đồng USD đã tăng giá 20% so với đồng yen, 17% so với đồng euro, trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ chuẩn bị được nâng lên, còn Nhật Bản và châu Âu tiếp tục nới lỏng.

Chỉ số USD của Fed, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh so với 26 loại tiền tệ của các nước bạn hàng, leo dốc hơn 18% kể từ cuối năm 2013, mấp mé định kỷ lục thiết lập vào tháng 2/2002.


Diễn biến chỉ số USD của Fed qua các năm. Nguồn: Bloomberg

Chỉ số đang hướng tới 2 năm tăng mạnh nhất kể từ năm 1984, đạt tới 32%.

Bất cân xứng

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đã "tuýt còi" cảnh báo sự bất cân xứng trong chính sách tiền tệ là trở ngại đối với tăng trưởng toàn cầu. Ngoài ra, đồng USD đang được định giá "cao hơn một chút" so với các chỉ số nền tảng.

Tháng Tám, Trung Quốc đột ngột phá giá đồng nhân dân tệ, thổi lên quan ngại về một cuộc chiến tiền tệ có thể làm trật bánh đoàn tàu kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, hội nghị của nhóm G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ vừa diễn ra trong tháng Chín đã kết thúc mà không đạt được bất cứ giải pháp nào.

Trái ngược với kết quả của cuộc họp vào tháng 9/1985 tại Khách sạn Plaza ở New York. Chỉ hai năm sau khi G5 đặt bút ký kết thỏa ước, đồng USD đã tăng 50% so với yen và 30% so với mark Đức.

Rời rạc

Kết quả của cuộc họp G20 vừa qua là minh chứng cho thấy sự phối hợp rời rạc giữa các nước, ông Toyoo Gyohten, cố vấn đặc biệt của Bộ Tài chính Nhật Bản, chỉ ra. Ông từng là thành viên trong nhóm đàm phán Thỏa ước năm 1985.

"Không có bàn đàm phán chung để các nước cùng ngồi xuống, trao đổi góc nhìn về kiểm soát khủng hoảng. Thiếu đi chương trình hợp tác, khủng hoảng từ một nước có thể loang rộng thành khủng hoảng toàn cầu", ông Toyoo cảnh báo.

Các cuộc họp G20 sẽ khó đạt được kết quả đáng kể do có sự tham gia của quá nhiều nước với lợi ích khác nhau, nhóm chuyên gia của ngân hàng Royal Bank of Scotland nhận xét.

Hiện giờ, cuộc họp của các nước thành viên G7 được đặt nhiều kỳ vọng. Đây là nhóm nhỏ hiếm hoi còn "quyền lực" trong việc tái thiết trật tự khi thị trường tiền tệ rối loạn. G7 từng hành động để vực dậy đồng euro trong năm 2000, hạ giá đồng yen sau thảm họa động đất tại Nhật Bản năm 2011.

LÊ PHƯƠNG
Nguồn: bizlive.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.