Chuyên mục
Báo Mỹ: Ngân hàng Trung Quốc 'tiếp tay' cho hàng giả
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Báo Mỹ: Ngân hàng Trung Quốc 'tiếp tay' cho hàng giả

Thứ sáu 09/10/2015 02:18 GMT + 7
Theo tờ tạp chí kinh tế Business International Times của Mỹ, thì các Ngân hàng Trung Quốc "tiếp tay" cho hàng giả và rửa tiền đang là vấn đề đau đầu đối với các cơ quan công quyền tại Mỹ.

Trụ sở chính của Bank of China tại Bắc Kinh

Một thẩm phán ở New York vừa ra lệnh cho ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) phải chuyển giao các tài liệu chi tiết về các tài khoản ngân hàng của một nhóm chuyên làm hàng giả như bóp ví Gucci và bán tại Mỹ, thu về hàng triệu USD lợi nhuận bất chính.

Phán quyết này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến các tòa án Mỹ trong nỗ lực đòi các ngân hàng Trung Quốc phải cung cấp tin tức liên quan đến các hoạt động tội phạm trong tương lai.

Những ngân hàng ở Trung Quốc từng được coi là nơi an toàn cho thành phần làm hàng giả và rửa tiền "cỡ bự" gửi tiền vào, theo kết quả các cuộc điều tra từ các đơn kiện của các công ty tại Mỹ và châu Âu cho thấy.

Các ngân hàng Trung Quốc đến nay vẫn mạnh mẽ kháng cự các đòi hỏi của tòa án Mỹ, với lý do là việc tiết lộ các chi tiết của các tài khoản ngân hàng là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là việc các ngân hàng Trung Quốc đang hoạt động mạnh tại Mỹ sẽ phải tuân thủ theo đạo luật của nước nào, và liệu rằng các Ngân hàng Trung Quốc "tiếp tay" cho hàng giả sẽ phải bị xử lý ra sao.

Ða số các ngân hàng nhà nước Trung Quốc thường xuyên được thành phần làm hàng giả dùng để chuyển các món lợi nhuận bất chính của chúng nhằm tránh không bị các cơ quan công quyền của phương Tây chạm tới.

Hệ thống tài chính của Trung Quốc còn được các tổ chức tội phạm tại Trung Quốc và quốc tế xem như là một nơi rửa tiền lý tưởng cho chúng.

Tuy nhiên, theo luật pháp Trung Quốc hiện tại, rất khó để các điều tra viên nước người tiếp cận được các tài khoản trong các ngân hàng Trung Quốc và lần ra luồng tiền bất chính để phong tỏa các tài khoản này.

Trong vụ kiện của Gucci mới đây, Thẩm Phán Richard Sullivan ra phán quyết rằng các tòa án Mỹ có thẩm quyền pháp lý đối với Bank of China, một ngân hàng có tới 4 chi nhánh tại Mỹ và được biết đến là ngân hàng được nhiều người tín nhiệm chuyển tiền giữa Trung Quốc và Mỹ nhiều nhất.

Các ngân hàng Trung Quốc đã từng giúp chuyển tiền cho các tay làm hàng giả Trung Quốc, theo lời ông Geoffrey Potter, một luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ ở tổ hợp luật sư Patterson Belknap Webb & Tyler ở New York.

Nếu các ngân hàng bị buộc phải tiết lộ chi tiết về các tài khoản của thân chủ họ, điều này sẽ tạo khó khăn cho thành phần làm hàng giả buôn bán ở các quốc gia khác.

Ngay cả trong trường hợp Gucci thắng kiện, họ cũng khó mà lấy được số tiền bồi thường từ các bị cáo.

Tiền lệ trước đó có công ty Tiffany & Co., trong hai vụ kiện gần đây đã được xử thắng kiện và được bồi thường $52.3 triệu hồi Tháng 6.2015 và $26.5 triệu hồi Tháng 9, đến nay chưa thấy có khả năng gì sẽ lấy được tiền từ tài khoản trong ngân hàng Trung Quốc của các bị cáo.

Thiên Hà - Theo Business International Times
Nguồn: Một thế giới
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.