Chuyên mục
Tăng trưởng vượt mức, Nga bẻ gọng kìm Cấm vận-Dầu thô
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tăng trưởng vượt mức, Nga bẻ gọng kìm Cấm vận-Dầu thô

Chủ nhật 20/05/2018 04:06 GMT + 7
Với những hiệu ứng tích cực của kinh tế Nga cho thấy hai gọng kìm Cấm vận-Giá dầu thô bao quanh nước Nga đã bị bẻ ngoặt, tạo tiền đề cho...

Kinh tế Nga đã tăng trưởng vượt dự báo và lần đầu thặng dư ngân sách thời cấm vận

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê quốc gia Nga, trong quý I/2018, nền kinh tế nước này đã có mức tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm 2017, cao hơn mức dự báo tăng 1,1% của Chính phủ Nga.

Điều này báo trước khả năng hoàn thành mục tiêu mà Tổng thống Putin đã đưa ra là kinh tế Nga sẽ có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của kinh tế toàn cầu, vốn được Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo là 3,9% trong năm 2018 này.

Điều đó cũng vượt trên mức dự báo khiêm tốn của Ngân hàng Trung ương Nga là kinh tế tại xứ sở bạch dương sẽ tăng trưởng với mức 1,5% đến 2% hàng năm trong giai đoạn 2018-2020, trừ phi các cải cách mang tính cấu trúc tạo được đột biến.

Ước vọng xây dựng nền kinh tế phục vụ 6 trong 1 của Tổng thống Putin có nhiều tiền để để hiện thực hoá.

Mức tăng trưởng vượt dự báo của kinh tế Nga có đóng góp rất lớn từ việc giá dầu thô tăng liên tục và tăng mạnh. Ngày 18/5, giá dầu thô đã đạt mức cao nhất trong ba năm rưỡi qua, khi giá dầu Brent giao dịch quanh mức 80 USD/thùng.

Giá dầu dự kiến vẫn sẽ tăng ổn định, mà nguyên nhân là do Mỹ rút khỏi Thoả thuận hạt nhân Iran, khiến cho lượng dần thô của Iran cung cấp ra thị trường thế giới sẽ giảm do lệnh cấm vận bị áp dụng trở lại.

Bên cạnh đó, OPEC và Nga quyết không rời bỏ thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, khiến cho tình trạng cung vượt cầu trên thị trường dầu thô không thể lặp. Mặt khác, theo Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm mạnh.

Trong khi đó, các nước châu Âu lại đẩy mạnh nhập khẩu khí đốt của Nga và lên mức chưa từng thấy trong tháng 4/2018, khiến lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu năm 2018 dự kiến vượt 200 tỷ m3, bất chấp tác động từ căng thẳng chính trị.

Trong quý I/2018, lượng khí đốt mà Gazprom cung cấp cho châu Âu được báo cáo tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khí đốt cung cấp cho các nước châu Âu tiếp tục tăng trong tháng 4 vừa qua, ngay cả sau khi mùa đông kết thúc.

Cụ thể tháng 4/2018, Gazprom đã cung cấp 15,9 tỷ m3 khí đốt chỉ riêng cho các nước Tây Âu. Con số này được xem là phá kỷ lục với các lô hàng được cung ứng trong những tháng ấm áp.

Như vậy, tứ tháng 1 đến tháng 4/2018, Nga đã cung ứng tới 70 tỷ m3 khi đốt cho châu Âu. Việc châu Âu tiếp tục mua khi đốt với khối lượng cao hơn, cả khi mùa đông kết thúc, là nhằm đổ đầy kho dự trữ khí đã cạn kiệt trong những tháng giá lạnh.

Sự phục hồi của giá cả các sản phẩm năng lượng và gia tăng nhanh chóng về khối lượng xuất khẩu cho các khách hàng chiến lược, đã thúc đẩy doanh thu năng lượng của nước Nga tăng mạnh.

Xuất khẩu năng lượng đạt những mức kỷ lục góp phần thúc đẩy kinh tế Nga phát triển vượt mức.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nga, doanh thu từ xuất khẩu khí tự nhiên của Nga trong quý I/2018 tăng tới 22,6%, đạt 12,4 tỷ USD. Khí tự nhiên của Nga hiện đang được cung cấp cho EU và 29 quốc gia, trong đó EU chiến 3/4.

Còn giá dầu thô cao, khiến doanh thu từ xuất khẩu dầu thô cao bất ngờ so với dự kiến ​​của Bộ Tài chính Nga, giúp cho số tiền chênh lệch - từ mức trên 40 USD/thùng theo dự toán - có thể tăng từ 8,43 tỷ USD năm 2018 lên 43,8 tỷ USD  năm 2018.

Chính điều đó đã khiến Bộ Tài chính Nga phải đề nghị sửa đổi luật ngân sách liên bang năm 2018, và trong nội dung sửa đổi, dự kiến lần đầu tiên kể từ khi bị phương Tây cấm vận, ngân sách nhà nước Nga sẽ có khoản thặng dư tới 7 tỷ USD.

Bên cạnh đó là mức đệm tài chính của nước Nga - xây dựng từ nguồn thu xuất khẩu dầu ở mức giá trên từ 40 USD/thùng - sẽ tăng mạnh. Riêng tháng 5/2018 đã đạt 5 tỷ USD. Điều này giúp cho quỹ dự trữ ngoại hối của Nga sẽ sớm vượt 500 tỷ USD.

Cộng hưởng với những lạc quan từ xuất khẩu năng lượng, chính sách điều hành của chính phủ Nga tiếp tục tạo hiệu ứng mạnh trong tái cơ cấu nền kinh tế và kỳ vọng sẽ tiếp tục mang lại những thành quả, trong đó có kỷ lục xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.

Cùng với đó là những chính sách hiện thực hoá ý tưởng của Tổng thống Putin làm đổi hướng chảy của dòng vốn Nga, tạo điều kiện cho giới đầu tư, doanh nghiệp và người dân Mỹ và phương Tây xé rào cấm vận giúp Nga, cũng đạt hiệu quả bất ngờ.

Như vậy, sau 4 năm bị phương Tây cấm vận, nền kinh tế nước Nga đã phục hồi đà tăng trưởng. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù về mức tăng trưởng thì chưa bằng, song về chất lượng tăng trưởng thì thời cấm vận đã vượt xa thời tiền cấm vận. 

Hai gọng kìm nguy hại Cấm vận-Giá dầu thô bao quanh nước Nga đã chính thức bị bẻ ngoặt

Có thể thấy rằng, ngay sau khi nước Nga bị cấm vận thì giá dầu thô cũng giảm mạnh và tỷ lệ giá dầu thô giảm song song với việc siết cấm vận của Mỹ và phương Tây, từ đó tạo nên hai gọng kim nguy hại bao quanh nước Nga.

Thành quả của tái cơ cấu kinh tế Nga.

Vì xuất khẩu năng lượng là nguồn thu chính lớn nhất, quan trọng nhất của nước Nga, nên hai gọng kim nguy hại Cấm vận-Giá dầu thô đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính nặng nề nhất cho nước Nga kể từ đầu thế kỷ 21.

Vì tác động liên hoàn của hai gọng kìm nguy hại Cấm vận-Giá dầu thô với nước Nga, nên các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây luôn mang hiệu ứng kép, do đó để thoát ra thì buộc Moscow phải bẻ ngoặt được hai gọng kìm nguy hại ấy.

Có thể nhận diện Tổng thống Putin đã chọn bẻ ngoặt hai gọng kim Cấm vận-Giá dầu thô bằng việc cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó quan trọng nhất là phải làm sao giảm mức độ ảnh hưởng của dầu thô với toàn bộ nền kinh tế.

Từ chính sách đến quyết sách, từ chiến lược đến hành động của chính phủ Nga đã tập trung hiện thực hoá ý tưởng của Tổng thống Putin và đã thành công, mang lại thành quả đáng tự hào, giúp nước Nga vượt cấm vận khi không thoát được cấm vận.

Năm 2017, lần đầu tiên, nước Nga xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vượt trên xuất khẩu vũ khí và trở thành một trong những nguồn thu quan trọng nhất cho ngân sách nhà nước.

Năm 2017, lần đầu tiên nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu dầu - khi được cơ cấu chỉ chiếm 28%, trong khi trước năm 2014 - trước khi bị cấm vận - nguồn thu từ khoản này chiếm tới hơn 55% ngân sách nhà nước Nga.

Dù có khủng hoảng tài chính nhưng chính phủ Nga quyết không thúc đẩy tăng trưởng bằng gia tăng nợ công đã khiến giảm thiểu hậu quả của cấm vận.

Năm 2017, lần đầu tiên có những khoản thu từ xuất khẩu dầu thô mà nước Nga không cần sử dụng tới -đó là  khoản thu từ trên 40 USD/thùng - tạo ra mức đệm tài chính, đảm bảo an toàn cho nền kinh tế Nga trước tác động bất lợi từ bên ngoài.

Từ năm 2018, ngân sách nhà nước Nga đã được xây dựng theo nguyên tắc 3 năm/1 lần - điều từng trở thành cột mốc lịch sử cho nền tài chính Nga, thậm chí kể cả nền tài chính Liên Xô.

Đầu năm 2018, Bộ Tài chính Nga phải đề xuất sửa đổi luật ngân sách vì tín hiệu lạc quan trên thị trường dầu khi và thị trường tài chính - khi giá cả và nhu cầu dầu-khi tăng nhanh, sức hút trái phiếu chính phủ Nga phát hành bằng ngoại tệ tăng mạnh...

Với những hiệu ứng tích cực của kinh tế Nga cho thấy hai gọng kìm Cấm vận-Giá dầu thô bao quanh nước Nga đã chính thức bị bẻ ngoặt, tạo tiền đề cho việc xây dựng nền kinh tế phục vụ "6 trong 1" mà Tổng thống Putin đã nêu trong Thông điệp Liên bang năm 2018.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.