Chuyên mục
Tăng mua ngoại tệ mạnh, Nga vẫn tiếc đồng USD?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tăng mua ngoại tệ mạnh, Nga vẫn tiếc đồng USD?

Thứ năm 28/12/2017 03:35 GMT + 7
Nga có kế hoạch tăng mua USD vào năm 2018, nhằm đảm bảo nền tảng tài chính ổn định trong mùa bầu cử.

Reuters ngày 26/12 đưa tin, Bộ Tài chính Nga cho biết ​​sẽ tăng cường mua ngoại tệ dự trữ vào năm 2018, nhằm chủ động đối phó với sự biến động của đồng rúp (RUB) có thể bị tác động tiêu cực bởi sự kiện bầu cử Tổng thống Nga.

Sau khi phải "bung" quỹ dự trữ ra cứu đồng RUB trong bối cảnh bị cấm vận và giá dầu giảm, Bộ Tài chính Nga đã quyết định bổ sung nguồn tài chính vào quỹ dự trữ ngoại hối và tạo mức đệm an toàn cho đồng nội tệ qua thiết lập quy tắc ngân sách mới.

Theo kế hoạch, Bộ Tài chính Nga sẽ dùng nguồn thu có được từ mức đệm tài chính an toàn - thu từ nguồn xuất khẩu dầu thô từ giá trên 40 USD/thùng trở lên - mua USD và ngoại tệ mạnh khác. Giá dầu càng cao thì việc mua ngoại hối sẽ càng lớn.


Đồng RUB chưa thể thoát ra khỏi hệ thống hối đoái được xây dựng quanh đồng USD

Theo Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, chính phủ Nga dự kiến sẽ chi khoảng 2 nghìn tỷ RUB (35 tỷ USD) để mua ngoại tệ trong năm 2018, nếu giá dầu thô ở mức 54-55 USD/thùng. Trong khi giá gần đây nhất là 64,35 USD/thùng.

Trả lời báo giới, ông Siluanov cho rằng việc tăng mua ngoại tệ sẽ giúp làm giảm "tính dễ bị tổn thương" của đồng RUB. Nếu giá dầu trung bình là 60 USD/thùng, Bộ Tài chính Nga sẽ có được 2,8 nghìn tỷ RUB để mua ngoại tệ.

Tính đến 28/7/2017, dự trữ ngoại hối của Nga đã đạt 418,9 tỷ USD. Theo giới phân tích, với điều kiện thuận lợi như lạm phát ở mức thấp, thị trường tiền tệ ổn định và mức đệm tài chính an toàn lớn, dự trữ ngoại hối của Nga sẽ sớm đạt 500 tỷ USD.

Ngân hàng Trung ương Nga cho biết sẽ thực hiện kế hoạch của Bộ Tài chính Nga trong việc tăng mua ngoại tệ, nhưng chỉ coi đây là phương án dự phòng, chứ không phải là can thiệp nhằm đảm bảo giá trị cho đồng RUB.

Bởi thực ra ngay từ năm 2015, sau khi rơi tự do, đồng RUB đã nhanh chóng phục hồi và dần đảm bảo sự ổn định, thậm chí đồng nội tệ của Nga còn tạo ra lợi ích kép trong năm 2016, theo Bloomberg.

Qua kế hoạch tăng mua ngoại tệ của chính phủ Nga cho thấy USD đã góp phần vào việc gia cố nền tảng quyền lực cho Tổng thống Putin

Kinh tế Nga chưa thể giảm phụ thuộc vào USD

Còn nhớ, ngày 7/8/2017, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cho biết Nga sẽ tăng tốc giảm sự phụ thuộc vào hệ thống thanh toán của Mỹ và đồng USD, khi giải quyết nhu cầu thanh toán trong các hoạt động tài chính - thương mại.

"Chúng tôi sẽ tăng cường các hoạt động thay thế hàng nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào hệ thống thanh toán của Mỹ và đồng USD. Nếu không thay đổi, chúng tôi luôn như ngồi trên đòn bập bênh của họ, phục vụ cho lợi ích của họ", ông Ryabkov lý giải.

Nga đã đưa ra hệ thống thanh toán mới - gọi là Mir - để giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán của phương Tây như Visa và MasterCard, sau khi các nhà khai thác ngừng cung cấp dịch vụ này nhằm tuân thủ luật trừng phạt Nga của Mỹ.

Hơn 380 ngân hàng tại Nga đã chấp nhận thẻ Mir. Tất cả các điểm thương mại và dịch vụ, bao gồm quán cà phê, cửa hàng, nhà hàng và trạm xăng đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ Mir.

Đó được xem là phản ứng cụ thể nhất của Moscow đối với việc luật hoá trừng phạt Nga của Mỹ. Mặc dù vậy, đây chỉ là một quyết định bất đắc dĩ, như một giải pháp tạm thời nhằm tạo ra một hàng rào bảo vệ nền kinh tế Nga.

Việc kinh tế Nga giảm phụ thuộc vào đồng USD như là một hành động tự bó mình lại của Moscow, đồng thời làm mất đi nhiều cơ hội của kinh tế Nga, nhất là trong kinh tế đối ngoại. Các thực thể kinh tế Nga bị mất đi nhiều lợi ích nếu "xa rời" USD.

Thành quả của kinh tế Nga thời cấm vận có thể giảm nhiều giá trị nếu Moscow từ bỏ USD

Bởi lẽ, đồng USD trở thành phương tiện dự trữ và thanh toán phổ biến trong hệ thống kinh tế - tài chính quốc tế do nhiều nguyên nhân chứ không chỉ nhờ vào sức mạnh nền kinh tế Mỹ cũng như tác hiệu của các công cụ hay chính sách tài chính của chính phủ Mỹ.

Bên cạnh đó, do đồng RUB không phải là đồng tiền mạnh nên khi giảm phụ thuộc vào USD, kinh tế - tài chính Nga sẽ tăng phụ thuộc vào những đơn vị dự trữ và thanh toán quốc tế khác, như euro và nhân dân tệ, khi đó kinh tế Nga còn thiệt hại nhiều hơn.

Khi chính phủ Nga có kế hoạch tăng cường mua ngoại tệ mạnh, trong đó đặc biệt là mua USD, nhằm đảm bảo cho nước Nga có một nền tảng tài chính ổn định, phải chăng Moscow đã thay đổi quan điểm về việc từ bỏ USD?

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.