Chuyên mục
Nước Nga, giá dầu và suy thoái kinh tế: Bức tranh ảm đạm
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nước Nga, giá dầu và suy thoái kinh tế: Bức tranh ảm đạm

Thứ ba 04/08/2015 02:55 GMT + 7
Trong hai tháng 6 và 7, Mỹ đã nhập sản lượng dầu thô đạt kỷ lục từ Nga song nền kinh tế Nga vẫn đối mặt với nguy cơ suy thoái nếu giá dầu thế giới giảm xuống còn 40 USD/thùng.

Dữ liệu từ Bộ Năng lượng Nga công bố hôm 2/8 cho thấy sản lượng dầu mỏ của Nga đã giảm xuống còn 10,65 triệu thùng/ngày trong tháng Bảy so với mức 10,71 triệu thùng/ngày hồi tháng Sáu. 

Reuters cho hay nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm này là do Tập đoàn Gazprom cắt giảm sản lượng. Trong tháng Bảy, Gazprom đã cho đóng cửa các cơ sở ở Nhà máy ngưng tụ khí đốt Surgut để bảo trì. Tuy nhiên, sản lượng của Nga vẫn giữ vị trí đứng trên Ả Rập Xê-út, nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới và đứng đầu khối OPEC. Theo đó, sản lượng của Ả Rập Xê-út là 10,6 triệu thùng/ngày. 

Nga quyết duy trì sản lượng khai thác ở mức cao nhất có thể dù phương Tây vẫn áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế. 

Hiện nay, cả Nga và OPEC vẫn đang né tránh hợp tác để cùng tăng mức giá bán dầu thô vốn bị sụt giảm từ hồi năm ngoái và ở mức 52 USD/thùng. Hồi tuần trước, OPEC ám chỉ tổ chức này sẽ vẫn giữ nguyên chính sách bảo trợ thị phần hiện thời. 

Trong khi đó, dù đồng rúp sụt giá, Nga vẫn đang cố gắng duy trì sản lượng khai thác dầu ở mức cao nhất có thể bất chấp giá dầu còn ở mức thấp và phương Tây tiếp tục thi hành lệnh trừng phạt kinh tế với Moscow. 

Theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Nga, tổng sản lượng dầu mỏ khai thác của nước này trong tháng Bảy đạt 45,033 triệu thùng so với 43,824 triệu thùng hồi tháng Sáu. Trong đó, Gazprom Neft, một chi nhánh của Tập đoàn Gazprom và Bashneft, công ty dầu khí hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Nga, đã tăng nhẹ sản lượng khai thác. 

Ngoài ra, trong tháng Bảy, sản lượng khai thác khí đốt của Nga cũng đã đạt 44,77 tỷ m3 tương đương 1,44 tỷ m3/ngày. Con số này hồi tháng Sáu là 42,58 tỷ m3. 

Trong khi đó, hãng thông tấn Sputnik dẫn tin từ giới truyền thông Anh cho hay trong hai tháng 6 -7, Mỹ đã nhập dầu thô từ Nga với số lượng lớn nhất trong 3 năm trở lại đây. 

Theo đó, trong tháng 6 – 7, Mỹ đã nhập hơn 70.000 thùng dầu thô/ngày từ Nga, nâng tổng số nhập khẩu lên hơn 4,5 triệu thùng. Đây là lần đầu tiên Mỹ nhập khẩu dầu thô từ Nga đạt kỷ lục trong 2 tháng liên tiếp kể từ năm 2012. 

Các nhà máy lọc dầu ở Delaware, New Jersey và Pennsylvania tại Mỹ là 3 trong số những cơ sở mua dầu thô nhiều nhất của Nga trong 2 tháng qua. 

Việc Mỹ tăng sản lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga cũng đã giúp thu hẹp dần sự chênh lệch giữa giá dầu thô Brent của Anh và dầu thô của Mỹ West Texas Intermediate (WTI) hay còn độ chênh lệch Brent-WTI. 

Giá dầu Brent chênh với WTI là 13 USD/thùng hồi tháng Ba nhưng đã giảm xuống còn 2,65 USD/thùng vào đầu tháng Sáu. 

Tuy nhiên, theo Reuters, chốt phiên giao dịch ngày 27/7, giá dầu đã giảm xuống thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Theo đó, giá dầu WTI của Mỹ giảm 75 cent, hay 1,6%, xuống 47,39 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 20/3 và đã giảm tới 20% kể từ đầu tháng. Giá dầu Brent giảm 1,15 USD, tương ứng 2,1%, xuống 53,47 USD thùng, thấp nhất kể từ ngày 16/3 và đã giảm 21% so với mức đỉnh đạt được hồi tháng 5.

Ngoài ra, con số nhập khẩu dầu thô kỷ lục từ Nga sang Mỹ mới chỉ phản ánh xu thế ngắn hạn bởi trong thời gian gần đây như giai đoạn năm 2009 – 2010, sản lượng nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ Nga chỉ đạt 300.000 thùng/ngày. 

Các tàu chở dầu của Nga cũng chỉ chiếm 1% trong tổng số hơn 7 triệu thùng dầu thô mà Mỹ nhập khẩu hàng ngày. Điều đáng nói, dù trong 5 năm gần đây, sản lượng khai thác dầu thô tại Mỹ đã tăng mạnh nhưng nước này vẫn nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu từ các nước. 

Trước đó, hồi tháng Sáu, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga, ông Kirill Molodtsov nhấn mạnh ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang phải tìm cách vượt qua những khó khăn sau khi phương Tây quyết định kéo dài lệnh trừng phạt thêm một năm nữa. Moscow cũng đã thề có hành động đáp trả. 

"Lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ có hiệu lực thêm một năm nữa. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga đang phải giải quyết những thách thức liên quan tới việc bị hạn chế cơ hội hợp tác cũng như giới hạn tài chính", Sputnik dẫn lời ông Molodtsov. 

Giàn khoan dầu của Nga đặt ở vùng Bắc Cực. 

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các đồng minh của Washington đã liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm vào lĩnh vực năng lượng, kinh tế và quốc phòng của Nga sau cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine. Về phần mình, Nga khẳng định không tài trợ cho quân ly khai ở miền đông Ukraine chiến đấu chống lại quân chính phủ Kiev. 

Song, do nền kinh tế chịu tác động lớn từ sự lên xuống của giá dầu thô, thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục trượt dốc đồng nghĩa với việc Nga còn phải đối mặt với tình trạng kinh tế suy thoái vào năm tới. Và theo Bloomberg, đây sẽ là đợt suy thoái kinh tế kéo dài nhất ở Nga trong 20 năm. 

Theo nghiên cứu hồi tháng Sáu của Ngân hàng Trung ương Nga, nếu giá dầu ở mức 40 USD/thùng và tăng trưởng kinh tế sụt giảm 7%, 187 nhà cho vay sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn vốn tới 11 tỷ USD. Thậm chí, nền kinh tế Nga sẽ còn rơi vào cảnh trì trệ trong 3 năm liên tiếp tới năm 2017 nếu như giá dầu duy trì ở mức 40 USD/thùng. 

Còn theo khảo sát của hãng tin Bloomberg được tiến hành từ ngày 24 đến ngày 29/7, hầu hết các nhà kinh tế cho rằng Ngân hàng Trung ương Nga sẽ phải tăng lãi suất khẩn cấp và áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn giống như Hy Lạp nếu giá dầu rớt xuống 40 USD/thùng. Kể từ đầu năm nay, Ngân hàng trung ương Nga đã tiến hành 4 lần cắt giảm lãi suất.

Việc giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng sẽ còn gây ra những tác động đặc biệt nghiêm trọng như làm suy yếu đồng rúp xuống còn 65 đồng đổi một USD vào cuối năm 2015. Ngoài ra, nền kinh tế Nga sẽ bị suy giảm tới 5% trong năm nay và 1% vào năm 2016.

Ngay cả khi giá dầu giao dịch ở mức 50 USD/thùng, các nhà kinh tế cũng nhận định rằng, nền kinh tế Nga sẽ có xác suất tới 85% bị suy thoái trong 12 tháng tiếp theo.

Trước đó, chính phủ Nga từng dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia sẽ đạt 2,3% trong năm 2016. Trong 2 nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Putin từ năm 2000 – 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Nga là 7%. 

Bản báo cáo của Moody’s Investors Service hồi tháng Bảy ước tính 17 – 25% GDP của Nga phụ thuộc vào ngành công nghiệp năng lượng. 

"Tình trạng suy thoái sẽ chỉ dừng lại vào năm 2017", nhà phân tích Julia Tsepliaeva của ngân hàng lớn nhất tại Nga OAO Sberbank nói. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ hãng tin Reuters của Anh, chuyên trang kinh tế Bloomberg News của Mỹ và hãng thông tấn Sputnik của Nga. 

MINH THU (lược dịch)
Nguồn: Infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.