Chuyên mục
Vụ tấn công chấn động thế giới của tên lửa diệt hạm Liên Xô
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vụ tấn công chấn động thế giới của tên lửa diệt hạm Liên Xô

Thứ hai 26/10/2015 01:31 GMT + 7
Theo trang mạng Svpressa.ru, trong gần 60 năm phát triển của tên lửa chống hạm, Liên Xô cũng như Nga hiện nay luôn đi đầu trong chế tạo loại vũ khí này.

Vụ tấn công chấn động thế giới

Vào ngày 21-10-1967, tàu khu trục Eilat của Israel đã bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm P-15 Termit của Liên Xô phóng đi từ các tàu tên lửa của Hải quân Ai Cập.

Đây là lần thực chiến đầu tiên của tên lửa chống hạm, đánh dấu một thời kỳ mới trong tác chiến hải quân, cũng như sự phát triển của vũ khí trang bị trên tàu.

Tàu khu trục INS Eilat của Hải quân Israel.

Eilat vốn là tàu khu trục HMS Zealous của Hải quân Hoàng gia Anh từng tham gia đoàn hộ tống Bắc Cực để vận chuyển vũ khí và thiết bị đến cảng Murmansk của Liên Xô. Vào năm 1955, con tàu được Israel mua lại và đổi tên.

Trong khi thực hiện chuyến tuần tra dọc bờ biển bán đảo Sinai bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh sáu ngày, tàu khu trục Eilat cùng với thủy thủ đoàn 199 người đã bị radar phía Ai Cập phát hiện ở khoảng cách 15 hải lý tính từ cảng Said.

Tàu tên lửa lớp Komar.

Tại cảng này có các tàu tên lửa lớp Komar và phía Ai Cập trong vòng 5 phút đã phóng tổng cộng 4 tên lửa chống hạm Termit vào chiếc Eilat. Chiếc tàu khu trục của Israel đã cố chống đỡ các tên lửa bằng pháo phòng không nhưng không hiệu quả.

Quả tên lửa đầu tiên đánh trúng phòng máy, quả thứ 2 trúng mạn trái của con tàu và bất chấp tình cảnh ngặt nghèo như vậy, thủy thủ đoàn vẫn cố cứu lấy con tàu. Quả tên lửa thứ 3 đánh trúng phần mũi tàu và kho đạn bên trong bắt đầu phát nổ.

Thuyền trưởng ra lệnh rời khỏi con tàu đang chìm nhưng khi tàu gần chìm hẳn, quả tên lửa thứ 4 đã phát nổ bên trên các xuồng và phao cứu sinh, gây thương vong lớn cho thủy thủ. Trong số 199 thủy thủ tàu Eilat, 47 người đã chết và 90 người bị thương.

Sự việc này đã cho thấy sức mạnh của tên lửa chống hạm và kể từ đó, loại vũ khí này đã có những bước phát triển rất nhanh chóng.

Tên lửa chống hạm P-15 Termit.

Những bước tiến

P-15 Termit được phát triển bởi Viện thiết kế Raduga, Liên Xô, đây cũng là loại tên lửa chống hạm đầu tiên trên thế giới.

Mặc dù P-15 đã chứng tỏ được uy lực của mình nhưng Israel đã sớm tìm được nhược điểm của tên lửa này vào đầu những năm 70.

Đầu dò của P-15 có khả năng kháng nhiễu rất kém nên trong cuộc chiến tranh Yom Kippur vào năm 1973, phía Israel đã thực hiện các biện pháp gây nhiễu điện tử cũng như thả mồi bẫy, khiến không có bất cứ 1 quả tên lửa P-15 nào của Ai Cập, Syria đánh trúng.

Tên lửa chống hạm P-500 Bazalt.

Trước những bước tiến trong lĩnh vực chống tên lửa cũng như sự ra đời nhiều loại tên lửa chống hạm thế hệ mới của đối phương vào những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô bắt đầu nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm mới, cũng như tăng tốc độ bay của nó.

Một đột phá trong lĩnh vực này thuộc về công trình sư Vladimir Nhikolaievich Chelomei, tên lửa P-500 Bazalt của ông là loại tên lửa chống hạm siêu âm đầu tiên trên thế giới với tốc độ bay lên đến 2,5 Mach, đầu đạn nặng nửa tấn, tầm bắn 550km.

Ở pha cuối, tên lửa bay với độ cao 50m và nó cũng có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân có sức công phá 350kt.

Tên lửa chống hạm P-1000 Vulcan.

Sau 12 năm kể từ ngày được đưa vào biên chế (1975), tên lửa Bazalt bắt đầu được thay thế bởi tên lửa P-1000 Vulcan thế hệ mới với tầm bắn được tăng lên đến 800km, độ cao bay tối thiểu giảm xuống chỉ còn từ 15-20m.

Tên lửa chống hạm P-700 Granit.

Một trong những đột phá về tăng cường tính "thông minh" của tên lửa chống hạm bắt đầu với loại tên lửa P-700 Granit, được Liên Xô đưa vào biên chế năm 1983.

Khi thực hiện tấn công vào nhiều mục tiêu, các tên lửa sẽ trao đổi thông tin về việc nhận dạng và lựa chọn mục tiêu để tấn công.

Việc tấn công tàu đối phương sẽ được thực hiện trên cơ sở: mục tiêu chính tiêu diệt trước và sau đó đến mục tiêu thứ hai.

Mỗi quả tên lửa P-700 được lập trình để tự bảo vệ trước các hệ thống phòng không cũng như hệ thống gây nhiễu của đối phương.

Vào cuối những năm 80, Liên Xô bắt đầu thử nghiệm mẫu tên lửa hành trình chống hạm P-750 Meteorit. Nó được phát triển với 3 phiên bản: phóng trên bộ, trên không và trên biển.

Tầm bắn của tên lửa lên đến 5.500km, tốc độ bay 3 Mach. Tuy nhiên, với sự sụp đổ của ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô, công tác chế tạo đã bị tạm dừng.

Nga vẫn đi đầu trong lĩnh vực tên lửa chống hạm

Trong suốt gần 60 năm phát triển của tên lửa chống hạm, Liên Xô cũng như Nga hiện nay luôn đi đầu trong chế tạo loại vũ khí này.

Một số nước khác cũng chế tạo tên lửa chống hạm nhưng tên lửa Nga vẫn vượt trội hơn về tính năng kỹ chiến thuật. Theo giới chuyên gia quân sự Nga, tên lửa chống hạm của các nước khác đều có tốc độ cận âm.

Có lẽ chỉ có Brahmos của Ấn Độ là có các tính năng tương đương với tên lửa Nga nhưng Brahmos là kết quả của sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ.

Hiện nay, tên lửa chống hạm chủ lực của Mỹ vẫn là tên lửa Harpoon, được chấp nhận đưa vào biên chế từ năm 1977.
Sau đó nước này phát triển thêm phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình Tomahawk nhưng đã bị loại bỏ vào năm 2000.

Tên lửa chống hạm Harpoon.

Hiện nay, Mỹ đang phát triển tên lửa chống hạm tầm xa thế hệ mới LRASM nhưng thời gian hoàn thiện vẫn còn là dấu hỏi.

Ngoài ra, dự án này còn đưa ra 2 biến thể cận âm và siêu âm, tuy nhiên, biến thể siêu âm đã bị loại bỏ 3 năm về trước.

Mặc dù được gọi là tên lửa tầm xa nhưng tầm bắn của LRASM trên lý thuyết là 370km và chỉ bằng 1 nửa khi so sánh với tên lửa chống hạm của Nga.

Nga vừa qua đã có màn trình diễn phóng thành công tên lửa Kalibr từ biển Caspian đến mục tiêu ở Syria, đây không phải tên một loại tên lửa mà là của một dòng tên lửa do nước này phát triển. Dòng tên lửa này có thể được phóng từ đất liền, tàu chiến hoặc tàu ngầm.

Và tại Syria, Nga đã sử dụng biến thể tấn công mục tiêu trên bộ 3M-14TE với tầm bắn lên đến 2.600km, trong khi biến thể tấn công tàu chiến có tầm bắn 300km.

Phiên bản chống hạm 3M-54 có khả năng bay cao 20m so với mặt biển ở điều kiện sóng cấp bay với tốc độ cận âm.

Khi tiếp cận mục tiêu, nó giảm độ cao xuống còn 10m để tránh hệ thống phòng không đối phương, sau đó tăng tốc độ bay lên đến 2,9 Mach. Ngoài ra, tên lửa Kalibr cũng được thiết kế với công nghệ tàng hình.

Một mẫu tên lửa chống hạm khác của Nga là P-800 Onyx (phiên bản xuất khẩu là Yakhont) được đưa vào biên chế từ năm 2002.

Ưu điểm của loại tên lửa này là khả năng bay siêu âm ở mọi pha, cũng như quỹ đạo bay linh hoạt, khả năng tàng hình cao trước các hệ thống phòng không hiện nay.

Hiện tại, tên lửa P-800 được trang bị cho hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, tàu mặt nước, tàu ngầm hạt nhân thuộc đề án 886 cũng như trên máy bay Su-30SM.

Một số so sánh tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa chống hạm Nga, Mỹ:



Ly Vy
Nguồn: soha.vn

Hải quân Nga sở hữu thuỷ lôi nguy hiểm nhất thế giới

Theo trang mạng We Are The Mighty (WATM), nếu chiến tranh tàu ngầm xảy ra, Nga đã có một loại vũ khí “cực nhanh và nguy hiểm” để chống lại mọi phương tiện dưới nước, đó là thuỷ lôi VA-111 Shkval (Squall).

WATM đã gọi Shkval là một trong những loại vũ khí dưới nước nguy hiểm nhất trên thế giới, xét về tốc độ và sức công phá.

Thuỷ lôi Shkval có thể lướt đi dưới nước với tốc độ lên tới 370 km/h 

“Shkval là một thuỷ lôi siêu khoang dưới mặt nước, nhưng nó di chuyển rất giống với tên lửa do tạo ra các bọt bong bóng nhỏ. Điều này sẽ làm giảm lực ma sát và khiến tốc độ của nó có thể đạt đến mức 370 km/h”, WATM nhận định và cho biết thêm rằng, đầu đạn mang chất nổ thông thường nặng tới 210 kg, sẽ được kích hoạt sau một thời gian định sẵn.

Hải quân Nga thiết kế Shkval để chống thuỷ lôi phóng từ tàu ngầm hạt nhân hoặc tiêu diệt chính các tàu ngầm khác. Shkval còn được cho là vũ khí bảo vệ tàu ngầm, tàu chiến của Nga khi phải đối đầu với những tàu ngầm hiện đại chạy êm và khó phát hiện.

Shkval có chiều dài 8,2m, trọng lượng 2.700 kg, sử dụng động cơ tên lửa dưới nước nhiên liệu rắn, với sức đẩy lớn hơn động cơ trên không.

Shkval có tầm bắn khoảng 7km, trong khi, phiên bản mới có tên Shkval 2 mở rộng tầm bắn lên tới 15km. Nga đã khẳng định Shkval có thể lướt đi nhanh hơn 4 lần so với bất kì loại thuỷ lôi nào khác trên thế giới.

Cùng với Shkval, WATM cũng liệt kê thuỷ lôi trọng lượng nhẹ Mk54, T-5 và thuỷ lôi hạng nặng F21 là những vũ khí có khả năng quyết định kết quả của các cuộc chiến dưới nước.

Đặng Vũ
Nguồn: anninhthudo.vn

Nguồn: soha.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.