Chuyên mục
Việt Nam đứng top 5 các quốc gia mua vũ khí Nga nhiều nhất
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt Nam đứng top 5 các quốc gia mua vũ khí Nga nhiều nhất

Thứ ba 21/08/2018 16:11 GMT + 7
Không chỉ có chính sách mua bán đơn giản, Nga thậm chí còn cho các đối tác quốc phòng của mình vay hàng tỷ USD mua sắm vũ khí, và cái họ nhận lại được là các hợp đồng xuất khẩu và tạo thêm ra hàng nghìn việc làm mỗi năm trong nước.


Khác với Mỹ và nhiều quốc gia phương Tây khác, các hợp đồng mua sắm vũ khí giữa Nga và các nước đối tác thường diễn ra khá đơn giản, không có nhiều ràng buộc về mặt chính trị hay tiêu chuẩn kép như phương Tây. Đây chính là một trong những lý do vũ khí Nga càng bán càng chạy trên thị trường vũ khí hiện nay. Nguồn ảnh: BI.


Đứng vị trí thứ 10 trong bảng xếp hạng 10 quốc gia mua nhiều vũ khí Nga nhất là Bangladesh. Trong năm 2017, Bangladesh đã chi tới 93 triệu USD để mua vũ khí từ Nga. Cũng trong năm 2017, những lô BTR-80 cuối cùng trong tổng số... 340 chiếc được nước này đặt hàng Nga từ năm 2014 đã được bàn giao. Nguồn ảnh: BI.


Tiếp theo là Azerbaijan với số tiền chi ra để mua vũ khí Nga trong năm 2017 là 128 triệu USD. Trước đó, trong năm 2011, Azerbaijan đã mua 36 tổ hợp TOS-1 từ Nga; năm 2016 là 70 xe chiến đấu bộ binh BTR-82A. Tất cả đều được bàn giao trong năm 2017 vừa rồi. Nguồn ảnh: BI.


Một quốc gia thân thiết với Nga từ thời Liên Xô như Belarus chắc chắn cũng sẽ góp mặt trong bảng xếp hạng này. Trong năm 2017, Belarus chi tới 145 triệu USD để mua vũ khí từ Nga, trong đó chủ yếu là máy bay Su-30Mk, xe tăng T-72B3 và các tổ hợp tên lửa phòng không Tor. Nguồn ảnh: BI.


Tiếp đến là Kazakhstan. Trong năm 2017 vừa rồi quốc gia này đã chi tới 163 triệu USD để mua các loại vũ khí từ Moscow. Phần lớn trong số đó được chi để mua 12 chiếc Su-30MK, trong đó có hai chiếc đã được bàn giao ngay trong năm 2017. Ngoài ra, cũng trong năm 2017 nước này còn mua thêm 4 máy bay trực thăng loại Mi-35M từ Nga. Nguồn ảnh: BI.


Tiếp đến là Angola với số tiền chi ra là 188 triệu USD. Năm 2017 cũng là năm mà Angola nhận được nốt sáu chiếc tiêm kích Su-30K cuối cùng trong số 12 chiếc nước này đặt mua từ Nga trong năm 2012. Mặc dù vậy theo nhiều nguồn tin, Angola đã phải vay tiền Nga để "mua chịu" những chiếc máy bay này và dường như đây là những chiếc máy bay hàng đã qua sử dụng. Nguồn ảnh: BI.


Tiếp đến là Việt Nam. Trong năm 2009 Việt Nam đã chi tới 461 triệu USD để mua sắm vũ khí Nga. Trong đó, gây chú ý nhất là việc đặt mua các xe tăng T-90S. Trước đó trong quá khứ, Việt Nam từng mua tới 6 tàu ngầm Kilo của Nga với tổng trị giá hơn 2 tỷ USD. Nguồn ảnh: BI.


Tiếp đến là Algeria - quốc gia này đã chi tới 795 triệu USD để mua vũ khí Nga trong năm 2017 vừa rồi. Cũng trong năm 2017, nước này đã nhận được một loạt các loại vũ khí đặt hàng từ Nga trước đó bao gồm trực thăng chiến đấu Mi-28N, trực thăng Mi-26. Năm nay, Algeria sẽ nhận hai tàu ngầm Kilo 636 đã đặt hàng Nga từ năm 2014. Nguồn ảnh: BI.


Trung Quốc đứng vị trí thứ ba trong số các quốc gia chi đậm nhất để mua vũ khí Nga. Theo đó, Trung Quốc đã chi tổng cộng 859 triệu USD để mua vũ khí Nga trong năm 2017 vừa rồi. Trước đó, vào năm 2015 phía Trung Quốc thậm chí còn bạo chi hơn khi chi 2 tỷ USD mua 24 chiếc Su-35 và thêm 3 tỷ USD nữa để mua 6 tổ hợp tên lửa S-400. Nguồn ảnh: BI.


Một điều khá bất ngờ đó là khách hàng tỷ USD của Nga trong năm 2017 vừa rồi lại chính là Ai Cập với số tiền tương ứng 1,1 tỷ USD để mua vũ khí Nga. Trước đó, năm 2015 Ai Cập từng đặt mua cùng lúc tới 46 chiếc Ka-52 và 50 chiếc MiG-29M từ Moscow, tất cả đều đã được bàn giao vào năm 2017 vừa rồi. Nguồn ảnh: BI.


Đứng đầu bảng xếp hạng và là quốc gia chi nhiều tiền nhất trong năm 2017 để mua vũ khí Nga đó là Ấn Độ với tổng số tiền được nước này chi ra lên tới 1,9 tỷ USD để mua vũ khí từ Moscow. Trong quá khứ, Ấn Độ đã từng mua tới gần 1.000 xe tăng T-90 từ Nga. Nước này ũng lựa chọn năm tổ hợp S-400 của Nga với trị giá tương đương 5 tỷ USD nhưng chưa đặt hàng. Nguồn ảnh: BI.


Tuấn Anh
Nguồn: kienthuc.net.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.