Chuyên mục
Nga trị Trung Quốc “nhái” vũ khí: “lấy mỡ nó rán nó” !
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga trị Trung Quốc “nhái” vũ khí: “lấy mỡ nó rán nó” !

Thứ bảy 12/03/2016 14:57 GMT + 7
Nga trị Trung Quốc "nhái" vũ khí, bằng cách chơi một ván bài đầy tính toán: hưởng các lợi ích chiến lược từ việc xuất khẩu vũ khí cho Bắc Kinh, theo trang Russia beyond the headline. Nói nôm na là "lấy mỡ nó rán nó", tức bán vũ khí để giữ thị phần, lại có nhanh tiền mặt, tạo được sức ép khác lên phương tây.   


Chiến đấu cơ Su-27 của TQ

Nga trị Trung Quốc "nhái" vũ khí, vì TQ thường mua một số ít vũ khí  “hàng gốc", về rã ra rồi nghiên cứu sao chép công nghệ để sản xuất và bán rẻ cho nước ngoài, làm vũ khí xuất khẩu của Nga bị ế.

Khi công nghệ quốc phòng TQ tăng trưởng, Moscow nhận thức thị phần của Nga bị đe dọa. Nên việc xuất khẩu vũ khí qua TQ là một cách Nga hưởng nhiều lợi ích chiến lược:

Ngoài việc thu về nhanh tiền mặt, vũ khí Nga là một ý tưởng chiến lược để đối trọng với thế lực quân sự Mỹ ở châu Á. 

Việc Bắc Kinh luôn “đói” vũ khí hiện đại giúp công nghệ quốc phòng Nga hoạt động lâu dài, và buộc Mỹ phải đa dạng hóa khả năng tấn công-phòng thủ nhằm kiểm soát TQ, kéo giảm sức ép lên sườn phía châu Âu của Nga.

TQ nhái “Cánh Sườn” của Nga

Trên thị trường vũ khí luôn có chuyện sao chép. Russia beyond the headline nêu Nga sao chép mẫu máy bay ném bom B-29 của Mỹ thành chiếc Tu-4. Đức sao chép lớp thép của chiếc T-34, loại xe tăng Nga tốt nhất trong Thế chiến 2. Các tên lửa đầu tiên của Mỹ cũng là bản sao rocket V-2 của Đức.

Nhưng trình độ “làm hàng nhái” của TQ cao hơn: sao chép tàu cao tốc Maglev của Đức rồi bán cho Ấn Độ, với tin tặc trộm bí mật công nghệ TGV của Pháp.

Chiến đấu cơ J-20 và J-30 của TQ dựa trên công nghệ của các công ty Mỹ sản xuất kiểu F-35 và F-22.

Ngay cả tên lửa, xe tăng, pháo, súng của quân đội TQ đều là “hàng nhái” vũ khí Nga. Ví dụ khẩu AK-47. Vào những năm 1950, Liên Xô cho phép TQ sản xuất AK phiên bản, nhưng sau khi thỏa thuận cấp phép hết hiệu lực, Bắc Kinh bắt đầu sản xuất AK chui. Ở thị trường Mỹ, giá loại súng này là 1.500 USD, nhưng phiên bản TQ chỉ bán giá 400 USD.  

Nhưng AK giá “bèo” của TQ chưa làm Nga lo ngại nhiều, vì TQ đã dần “nhái” được “các mặt hàng xuất khẩu đỉnh” của Nga, như chiến đấu cơ-ném bom Su-27 (NATO gọi là “Cánh sườn”), Su-33 triển khai trên tàu sân bay, hệ thống tên lửa phòng thủ S-300 và hệ thống phòng không Smerch.

Nga không hề xuất khẩu Su-33 hoặc Smerch cho TQ, nhưng Bắc Kinh có được chúng từ những nước thứ ba như Ukraine. 

TQ luôn phủ nhận họ “nhái” công nghệ nước ngoài, vỗ ngực khoe khoang rằng đã cải thiện đáng kể bản thiết kế gốc và phần cứng.

Hồi tháng 11.2012, người phát ngôn Bộ Quốc phòng TQ phản ứng với những cáo buộc họ làm “ hàng nhái”, rằng nhiều loại vũ khí có chung nguyên tắc thiết kế, tương tư là các phương pháp bảo vệ và đơn đặt hàng: “ Vì thế, sẽ không chuyên nghiệp khi kết luận TQ sao chép công nghệ tàu sân bay của các nước khác chỉ bằng vài so sánh đơn giản”.

Nhưng các chuyên gia không nhất trí. Chắc chắn chiến đấu cơ J11B và J15 của TQ là “hàng nhái” Su-27 và Su-33.   

Theo trang FlightGlobal, TQ phớt lờ khái niệm quyền sở hữu trí tuệ, chỉ có thể nâng cấp một mẫu thiết kế sau khi ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ. 


Chiếc J-11 "nhái" Su-27 

 Những hậu quả cho Nga

Sau nhiều năm làm “hàng nhái”, nay TQ đang ở vị trí soán đoạt các thị trường xuất khẩu truyền thống của Nga. Rồi TQ có thể sử dụng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu vũ khí để cho các nước nghèo vay.

Hậu quả là không chi làm giảm doanh số bán từ Nga qua TQ, mà còn khiến Nga bị mất nguồn thu từ các nước khác nay mua vũ khí do TQ sản xuất, theo hai nhà phân tích Nikolas Gvosdev và Christopher Marsh:

“Hành vi này khiến Nga không chỉ bị TQ sao chép lậu công nghệ quân sự, mà còn mất cả khả năng bán các vũ khí này cho các nước thứ ba. Nga phải đối diện sự lựa chọn: ngồi xuống chấp nhận lãnh đòn, hoặc có thể bán thêm nhiều vũ khí hiện đại hơn cho TQ để bù lỗ, và chịu nguy cơ lại bị TQ sao chép mẫu thiết kế và bán chúng ra nước ngoài”.

Trong thực tế, TQ bắt đầu tỏ ra trơ trẽn. Hồi tháng 5, công ty nhà nước Norinco (TQ) sản xuất xe tăng VT-4 đã chê xe tăng mới T-14 Armata của Nga, dù các chuyên gia vũ khí thế giới thừa nhận T-14 mang tính cách mạng.

Trên tài khoản mạng xã hội của Norinco viết: ““Hệ dẫn động của T-14 không được phát triển tốt, như đã thấy qua sự cố trục trặc trong buổi diễn tập của T-14 trước ngày duyệt binh 9.5 trên Quảng trường Đỏ. VT-4 không bao giờ gặp phải những vấn đề như vậy. Xe tăng của chúng tôi cũng có hệ thống điều khiển hỏa lực mang đẳng cấp thế giới, điểm mà Nga vẫn còn đang phải cố gắng mới tiến kịp”.

Bài viết tiếp tục khoe khoang rằng tăng TQ vừa đẹp, vừa tốt lại rẻ: “Vấn đề quan trọng khác là giá cả. T-14 được cho là có một cái giá cao ngang với xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ…Thế thì tại sao khách hàng không xem xét các xe tăng TQ, sản phẩm có các công nghệ và trang bị tốt nhưng giá thành lại thấp hơn nhiều?”.


Tăng VT-4 

 Nga cần xuất khẩu vũ khí

Công nghệ quốc phòng Nga hiện dù lớn hơn TQ và Ấn Độ, vẫn không thể tồn tại lâu nếu không có đơn đặt hàng. Nên Nga cần bán vũ khí để công nhân tiếp tục làm việc, tạo ra nguồn thu cho quốc phòng và nguồn kinh phí công nghệ quốc phòng thế hệ kế tiếp.

Nên Nga phải bán vũ khí, và TQ là thị trường tiềm năng lớn nhất, theo hai chuyên gia Gvosdev và Marsh giải thích. Họ nói chính sách này không sai. Sau khi LX sụp đổ, thị trường mới TQ là sức sống.

Năm 1993, công nghiệp quốc phòng Nga chỉ hoạt động 10 % công suất, một nửa số công ty quốc phòng phải đóng cửa vì bị phá sản. Đơn đặt hàng của quốc tế  không được đáp ứng, vì bị gián đoạn khâu cung cấp vốn đi qua nhiều nước cộng hòa thuộc LX cũ, hoặc vì không còn sản xuất.  

Nguồn tiền từ TQ chuyển sang giúp nền công nghiệp này tồn tại, hồi sinh. Trong thập niên 1990, TQ chiếm một nửa nguồn thu của công nghiệp quốc phòng Nga.

Luôn có nguy cơ khi xuất khẩu vũ khí cho TQ, nhưng Nga còn một lợi ích lớn khác: hàng năm, TQ cử khoảng 800 sĩ quan qua Nga học khoa học quân sự, học sử dụng vũ khí Nga mà TQ mua.

Nga quan niệm: các học viên TQ sẽ phát triển thiện cảm vói Nga, hoặc có cái nhìn tốt đối với mô hình chuyển hóa quân đội Nga nhằm đối phó phương tây.

Ví dụ: hai tướng TQ Lưu Gia Thanh và Tào Cương  Xuyên (Bộ trưởng quốc phòng từ năm 2002 đến 2007) từng học ở Nga đã luôn ủng hộ chuyện nhập thêm vũ khí Nga.

Trong bối cảnh này, buôn bán vũ khí lập nền tảng cho quan hệ Nga-Trung trong thế kỷ 21, khi hai bên đều cần nhau:

TQ vẫn còn kém xa phương tây về công nghệ vũ khí, chỉ có thể đuổi kịp nếu có sự hỗ trợ của Nga.

Nga thì hồi phục nhờ TQ nay là đối tác để có tiền mặt, thị phần và sự ủng hộ ngoại giao. Nên việc mua bán quân sự và quan hệ sẽ tiếp tục, nhưng dĩ nhiên là Moscow luôn đề cao cảnh giác khả năng “làm hàng nhái” của TQ.

Vĩnh Thụy (theo Russia beyond the headline)
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.