Chuyên mục
Mỹ không thể trừng phạt Saudi Arabia vì mua S-400
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ không thể trừng phạt Saudi Arabia vì mua S-400

Thứ bảy 22/09/2018 10:07 GMT + 7
Theo Tiến sĩ Carlo Kopp của tạp chí National Interest, Mỹ đã quá muộn để có thể ngăn đồng minh Saudi Arabia mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.

Tiến sĩ Carlo Kopp hiện là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đã có những phân tích về lý do Saudi Arabia mua hệ thống S-400 của Nga và vũ khí này sẽ thay đổi cán cân quân sự tại Trung Đông.

Hệ thống S-400 có thể được trang bị nhóm radar (RLS) phát hiện mục tiêu nhằm mục đích phá hủy những chiếc máy bay tàng hình hiện đại như F-22 và F-35. Khí tài này hoạt động ở dải tần số rộng, bao gồm tần số rất cao và siêu cao, cho phép chúng phát hiện máy bay chiến đấu được sở hữu công nghệ tàng hình Stels.

Nga diễn tập với hệ thống S-400.

Điểm cơ bản của công nghệ này là nguyên tắc tàng hình trước các radar dải tần số cao như X, loại radar thường được sử dụng trong quân đội hoặc các tổ chức dân sự.

Dần dần, toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và các đồng minh, chủ yếu hoạt động trong băng tần X, sẽ trở nên lỗi thời, bởi vì Trung Quốc và Nga đang tích cực phát triển các công nghệ tầm nhìn thấp trong việc chế tạo ra máy bay và tên lửa mới.

Dù Nga sở hữu số máy bay hiện đại ít hơn Mỹ và NATO thì bên cạnh nhóm radar hiện đại (RLS) (có thể được cung cấp hoặc có thể không được cung cấp cho khách hàng nước ngoài), Nga còn có một hệ thống phòng không mạnh mẽ.

Một trong những lý do khiến Nga phát triển hệ thống phòng không và tạo ra các phương tiện để đối phó với tên lửa hành trình và máy bay tàng hình của Mỹ, đó là Nga không có kinh phí sản xuất một lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại đông đảo.

Một trong những lợi thế của hệ thống tên lửa tầm xa S-400 là khả năng đánh chặn các mục tiêu nằm ngoài khu vực phòng không, kể cả máy bay cảnh báo sớm E-3 Sentry (AWACS). Những chiếc máy bay này, được Mỹ và các đồng minh NATO sử dụng, được triển khai tại căn cứ không quân Kadena (Nhật Bản) và căn cứ không quân Al-Dhafra của Các tiểu vương quốc Ả-Rập thống nhất (UAE).

Các máy bay này dễ bị S-400 tấn công và do đó mất đi lợi thế là không thể tiếp cận với các hệ thống phòng không của đối phương. Có vẻ như tiềm năng của các máy bay AWACS, được chế tạo vào những năm 1960, hiện đã cạn kiệt. S-400 cũng có thể được sử dụng chống lại các tên lửa đạn đạo. Điều này chính là lý do khiến Saudi Arabia chú ý đến loại khí tài này.

Nga đã có một bước đột phá khi cung cấp vũ khí cho một số quốc gia NATO có tương lai bất định trong khối (Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ) và các nước có quan hệ tốt với Mỹ như Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác như UAE.

Bước đột phá của Nga cũng rất quan trọng về mặt kỹ thuật. Hiện nay Mỹ không có hệ thống đối thủ cạnh tranh thực sự với S-400 và dường như Washington không có chút lo lắng lắng khi các hệ thống này đang tăng lên trên khắp thế giới. Tiến sĩ Carlo Kopp thừa nhận: "Thật đáng tiếc, nhưng bây giờ đã quá muộn để làm bất cứ điều gì".

Trước khi Mỹ có thừa nhận cay đắng này, Hạ viện Mỹ đã biểu quyết thông qua một dự luật cho phép gia đình các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 khởi kiện Chính phủ Saudia Arabia về những mất mát mà họ phải hứng chịu. Dự luật "Công lý chống bảo trợ hành động khủng bố" (JASTA), được nhất trí thông qua tại Hạ viện. Dự luận này cũng đã được Thượng viện Mỹ thông qua trước đó.

Giới phân tích cho rằng Hạ viện Mỹ đang dùng chính dự thảo luật này để gia tăng sức ép với Nhà Trắng trong việc trừng phạt Saudi Arabia cũng như có những đối sách cứng rắn với Nga. Tuy nhiên, theo nhận định của Tiến sĩ Carlo Kopp, Mỹ không thể trừng phạt Saudi Arabia như một số quốc gia khác dù cùng mua vũ khí Nga.

Nguyên nhân được vị chuyên gia này đưa ra là hiện Riyadh đang là khách hàng béo bở hàng đầu của Mỹ tại Trung Đông, vì vậy không dại gì để mất khách sộp này. Ngoài ra, Mỹ còn muốn dùng Saudi làm con bài để kích thích các nước trong khu vực mua vũ khí của mình, mà ví dụ điển hình là vụ khủng hoảng Qatar mới đây.

Liên tiếp trong những tháng giữa năm 2017, Qatar và hàng loạt nước Arap Trung Đông do Saudi Arabia lãnh đạo, đột nhiên phát sinh mâu thuẫn rất lớn với cáo buộc chính quyền Doha hỗ trợ các nhóm khủng Anh em Hồi giáo ở Ai Cập hay Hamas ở Palestine.

Với lí do đó, Liên minh gần 10 nước của Saudi đã phong tỏa biên giới trên bộ và trên không, đồng thời cấm vận Qatar và đòi các tổ chức quốc tế trừng phạt nước này.

Để đổi lấy cam kết ủng hộ của Mỹ, trong chuyến thăm Saudi Arabia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính quyền Riyadh đã ký hợp đồng vũ khí khổng lồ với Mỹ trị giá tới 110 tỷ USD, kèm theo điều khoản hợp tác kỹ thuật quân sự trong mấy thập kỷ tới trị giá hàng trăm tỷ nữa.

Tổng thống Mỹ đã tham gia lễ hội với Hoàng gia Saudi và đã có màn múa kiếm ngoạn mục. Kết thúc màn "múa kiếm Trung Đông" theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nhà tỷ phú này còn tiếp tục mang về cho Mỹ nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng ở Mỹ và đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng của Saudi Arabia trong 10 năm tới, với tổng trị giá khoảng 380 tỷ USD.

Mỹ tuyên bố khoanh tay đứng ngoài, không can thiệp vào công việc nội bộ của đồng minh, nhưng đích thân Tổng thống Donald Trump đăng đàn Twitter tố Doha ủng hộ "khủng bố", trong khi có nguồn tin tố cáo chính Mỹ là người đứng sau xúi giục nghi án Qatar hỗ trợ khủng bố.

Thế nhưng, Qatar vẫn không chịu nhượng bộ trước các “đồng minh bất đắc dĩ” và đột nhiên Đại sứ Mỹ tại Qatar là bà Dana Smith đã bất ngờ tuyên bố từ nhiệm vào ngày 13/6.

Trong lúc đó, giới truyền thông Mỹ còn tung tin Qatar đã mở niêm cất, huy động máy bay, xe tăng dự trữ từ trong kho; còn Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã mang quân sang bảo vệ Qatar, khiến mâu thuẫn chính trị giữa các đồng minh của Mỹ có nguy cơ biến thành xung đột quân sự.

Tình hình gia tăng căng thẳng và những động thái thân thiết giữa Mỹ và Saudi Arabia đã khiến chỉ 3 tuần sau đó, chính quyền Doha phải vung hơn 12 tỷ USD để ký hợp đồng mua sắm lô máy bay chiến đấu F-15E, nhằm đổi lấy cam kết của Mỹ ngăn chặn bàn tay của Saudi Arabia.

Những ví dụ kiểu như vậy là nhiều không kể xiết và các nhà tài phiệt trong ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ ngày càng giàu lên, trong khi thế giới ngày càng loạn lạc, các nước nghèo ngày càng nghèo đi vì phải chạy đua vũ trang chống những kẻ thù tưởng tượng.

Chính vì quyền lợi khổng lồ Mỹ có thể kiếm được hàng năm tại Saudi, nhiều chuyên gia chuyên nghiên cứu về Trung Đông đều cho rằng, sẽ không có biện pháp trừng phạt nào đáng kể của Mỹ áp vào Saudi bất chấp nước này mua vũ khí phòng thủ của Nga.

Hòa Bình
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.