Chuyên mục
Chuyên gia Mỹ chê Avangard: Trò trâu buộc ghét trâu ăn
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chuyên gia Mỹ chê Avangard: Trò trâu buộc ghét trâu ăn

Thứ sáu 04/01/2019 09:24 GMT + 7
Việc một chuyên gia Mỹ chê tên lửa siêu thanh Avangard của Nga đúng là một chuyện nực cười nếu xét đến chuyện Mỹ đang trầy trật phát triển X-51 Waverider.

Tổ hợp siêu thanh Avangard sẽ làm phức tạp mối quan hệ Nga-Mỹ trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí - ông Richard Weitz, giám đốc Trung tâm phân tích chính trị quân sự Hudson (Hoa Kỳ), chuyên gia Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai đã nhận định như vậy.

Theo công bố của điện Kremlin, chương trình thử nghiệm tên lửa siêu thanh Avangard mang tên Objekt 4202 đã được hoàn thành đầy đủ và cho phép tổ hợp này được đưa vào sử dụng đúng thời hạn.

Nga nhấn mạnh rằng, các đơn vị tên lửa chiến lược Nga có khả năng lập kế hoạch thử nghiệm tên lửa cho phép vượt qua các khu vực tác chiến không gian và phòng thủ tên lửa, đảm bảo khuất phục tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và trong tương lai.

Theo chuyên gia Mỹ, ở cấp độ chiến lược, hệ thống này sẽ không có tác động lớn đến học thuyết của Mỹ, vì sẽ không thay đổi số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến lược nhạy cảm của Nga và Mỹ.

Vị chuyên gia Mỹ đưa ra một nhận xét rằng, Hoa Kỳ, giống như Nga, đã nghiên cứu công nghệ siêu thanh trong nhiều thập kỷ, nhưng chưa bao giờ triển khai nó, bởi các hệ thống này ít có giá trị đối với Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, vì đã có nhiều phương tiện tấn công mục tiêu hiệu quả.

Ông Richard Weiz nói với trong buổi trả lời phỏng vấn của Sputnik rằng, việc có một số lượng lớn các căn cứ nước ngoài cho phép quân đội Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu một cách nhanh chóng mà không cần sử dụng bất kỳ hệ thống siêu thanh tiềm năng nào ở trong nước.

Tuy nhiên, vị chuyên gia Mỹ cho rằng, các hệ thống như vậy có thể làm phức tạp tương lai kiểm soát vũ khí giữa hai nước. Các cuộc thử nghiệm của Nga cũng đã gia tăng áp lực đối với Hoa Kỳ nhằm phát triển các hệ thống như vậy để theo kịp Nga trong công nghệ quân sự quan trọng.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Nga và Hoa Kỳ có một số lợi ích chung trong việc ngăn chặn các quốc gia khác mua công nghệ vũ khí siêu thanh, trong khi không loại trừ rằng, Nga cũng có thể cung cấp các hệ thống này cho các quốc gia như Syria và Trung Quốc, hoặc sử dụng chúng để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng của Hoa Kỳ.

Với Avangard, Nga trở thành quốc gia đầu tiên biên chế tên lửa siêu thanh, trong khi Mỹ đang trầy trật với Boeing X-51 Waverider

Mặc dù vị chuyên gia Mỹ nhận xét đầy tự cao như vậy, nhưng giới chuyên gia Nga đã phản bác kịch liệt luận điểm này. Giới chuyên gia Nga chỉ ra hai vấn đề mâu thuẫn là:

1. Tại sao thấy vũ khí siêu thanh là không cần thiết mà Mỹ lại triển khai nhiều chương trình nghiên cứu như vậy?

Mỹ đã có hàng loạt chương trình nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh như tên lửa Boeing X-51 Waverider, AHW, HIFiRE từ hàng thập kỷ qua nhưng vẫn chưa thành công, chứ không phải là “chưa bao giờ triển khai, bởi các hệ thống này ít có giá trị đối với Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, vì đã có nhiều phương tiện tấn công mục tiêu hiệu quả” - như lời vị chuyên gia Mỹ nói.

2. Mặc dù Mỹ có nhiều căn cứ ở khắp thế giới nhưng việc có thêm vũ khí siêu thanh thì càng tốt chứ sao?

Lấy tốc độ Mach20 của Avangard làm chuẩn, một quả tên lửa siêu thanh có thể bay vượt quãng đường 300 - 400km chỉ trong vòng 1 phút. Nếu Mỹ có thứ vũ khí này, nó có thể tấn công từ Mỹ sang Nga trong vòng chưa đầy một giờ, còn nếu đặt tại một căn cứ nào đó ở châu Âu, nó có thể tấn công vào Nga trong vòng vài phút. Việc sở hữu một tên lửa như Avangard là điều quá tốt chứ sao Mỹ lại bảo không cần thiết? Vấn đề ở đây chỉ nằm ở điểm là Mỹ chưa thể chế tạo một tên lửa nào giống như Avangard của Nga mà thôi.

Về vấn đề này, giới chuyên gia quân sự Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần thừa nhận rằng, Mỹ chưa có hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào có thể bảo vệ chống vũ khí siêu thanh, đặc biệt là Avangard của Nga. Các chuyên gia lưu ý rằng, các cường quốc như Mỹ hay Trung Quốc phải cần ít nhất năm năm nữa mới có thể bắt kịp Nga trong lĩnh vực này.

Toàn Thắng
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.