Chuyên mục
Việt Nam có thể trở thành cửa sổ cho Đông Nam Á vào Nga
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt Nam có thể trở thành cửa sổ cho Đông Nam Á vào Nga

Thứ năm 25/09/2014 05:10 GMT + 7
Trong bối cảnh quan hệ với phương Tây trở nên phức tạp do cuộc khủng hoảng Ukraina, hơn bao giờ hết, Nga quan tâm đến việc đa dạng hóa giao thương và quan hệ kinh tế.

© Collage: Voice of Russia

Và ở điểm này, thật khó mà đánh giá hết tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á đang phát triển năng động. Việt Nam - đất nước mà Nga mối liên hệ hữu nghị lâu đời và hợp tác toàn diện đang sẵn sàng để trở thành “cửa sổ" để Nga đến với Đông Nam Á, cũng như để Đông Nam Á hội nhập với Nga. Nga và các nước Đông Nam Á liên kết với nhau trong ASEAN có thể mang lại cho nhau những gì? Và cần phải làm những gì để tăng cường và mở rộng các mối quan hệ của họ? Đây là vấn đề được thảo luận tại hội nghị quốc tế gần đây ở Hà Nội, có nhan đề là "Phát triển hợp tác với ASEAN và Việt Nam với Liên bang Nga: Thực tế và triển vọng."

Các nước ASEAN rất quan tâm đến thị trường khổng lồ của Nga. Đại biểu tham gia hội nghị, nhà Việt Nam học nổi tiếng người Nga, trưởng bộ môn lịch sử các nước Đông Á của trường Đại học tổng hợp quốc gia St Petersburg, giáo sư Vladimir Kolotov cho biết:

“Bây giờ họ có cơ hội để tận dụng lợi thế do động thái của phương Tây mang lại để thâm nhập vào thị trường này và nhận được lợi ích lớn. Nhưng để làm điều này, họ cần phải được giải thích về những luật chơi trong thị trường Nga. Các nước Đông Nam Á có thể xuất khẩu trái cây và rau quả, thịt, cá và hải sản, quần áo trực tiếp cho Nga, không cần thong qua trung gian phương Tây. Họ có thể mang sản phẩm điện tử với các thương hiệu của mình vào thị trường Nga. Đối với Nga, hợp tác với các nước Đông Nam Á cũng sẽ giúp đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu sản phẩm thực phẩm và hàng công nghiệp, giảm sự phụ thuộc của nước Nga vào các đối tác phương Tây khó dự đoán. Nga cũng có thể xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ của mình vào các nước Đông Nam Á.”

Các nước trong khu vực là lĩnh vực tốt cho việc ứng dụng công nghệ năng lượng của Nga. Một ví dụ của việc này là Việt Nam, nơi đang áp dụng công nghệ Nga trong khai thác dầu khí, nơi mà Nga xây dựng hầu hết các nhà máy thủy điện cũng như nhiệt điện, nơi mà Nga sẽ giúp xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Đông Nam Á. Các nước ASEAN là thị trường rộng lớn cho việc cung cấp vũ khí và công nghệ hàng không của Nga, qua đó kích thích sự phát triển của ngành sản xuất công nghệ cao ở Nga, cũng như khả năng lập ra các trung tâm dịch vụ ở Đông Nam Á.

Theo ông Vladimir Kolotov, không hề có rào cản nào trong việc mở rộng quan hệ thương mại giữa Nga và Đông Nam Á:

“Tại ASEAN tất cả mọi người hiểu rằng việc tăng cường vị thế của Nga sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho các nước trong khu vực. Gia tăng ảnh hưởng của Nga không kèm theo áp lực lên họ trong lĩnh vực quyền con người, không gây ra các kiểu cách mạng Cam đặc trưng cho cái gọi là "các nước phát triển dân chủ". Nhưng để sự hợp tác của Nga với các nước Đông Nam Á mang lại kết quả hữu hình thực sự, nhà nước Nga cần thực hiện khối lượng công việc to lớn thông qua các cơ quan ngoại giao và thương mại, nhất thiết kết hợp với các doanh nghiệp và giới chuyên gia. Không thể hoạt động thành công ở Đông Nam Á mà không có kiến thức về ngôn ngữ, phong tục và truyền thống của họ, không biết tâm lý của các dân tộc. Và ở Nga đang có các chuyên gia với những kiến ​​thức như vậy. Họ được đào tạo tại các trung tâm Đông phương học có uy tín ở Moskva, St Petersburg và Vladivostok.”


Một trong những trở ngại chính trong việc thiết lập quan hệ kinh doanh của ASEAN và LB Nga là sự thiếu hụt thông tin nghiêm trọng. Điều này cũng được lưu ý tại hội thảo Hà Nội. Giáo sư Vladimir Kolotov nói:

“Qua những vấn đề mà các nhà khoa học châu Á nêu lên trước các thành viên Nga tham gia hội nghị, có thể thấy một cách rõ ràng là thông tin mà họ nắm được về chính sách của Nga trong quan hệ với đối tác ở phương Tây và phương Đông, cũng như tình hình ở Ukraina chủ yếu được lấy từ các phương tiện truyền thông phương Tây. Nhằm thay đổi tình hình, có thể giúp tăng số lượng sinh viên châu Á trong các trường đại học Nga. Chúng ta có thể đào tạo các chuyên gia tiếng Nga, mà bây giờ đang có nhu cầu lớn hơn do sự gia tăng lưu lượng khách du lịch từ Nga sang các nước Đông Nam Á. Những người có kiến thức về ngôn ngữ tiếng Nga, tốt nghiệp các trường đại học Nga sẽ phổ biến thông tin khách quan về các sự kiện ở Nga. Đồng thời cũng nên khôi phục lại truyền thống đào tạo sinh viên châu Á trong các lĩnh vực kỹ thuật, khoa học và nhân văn.”

Nga và các nước Đông Nam Á có thể nhận được rất nhiều từ nhau. Nhưng để đạt được điều đó, cần có các chương trình liên tục và có mục đích lâu dài của chính phủ, cũng như giới doanh nghiệp và cộng đồng chuyên gia, giáo sư Vladimir Kolotov nhấn mạnh. Và cần phải lập tức thực hiện công việc này, không còn thời gian để có thể chậm trễ được nữa.
Nguồn: vietnamese.ruvr.ru
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.