Chuyên mục
Đoàn xe tăng T-90S Việt Nam
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đoàn xe tăng T-90S Việt Nam "rồng rắn" từ cảng về đơn vị như thế nào?

Thứ năm 22/02/2018 16:40 GMT + 7

Đội hình xe tăng T-90A của Lục quân Nga. Ảnh minh họa.

Sau khi về đến cảng Việt Nam, những chiếc xe tăng T-90S mà phía Nga vừa bàn giao sẽ tiếp tục về đơn vị bằng cách nào?

Như đã phân tích ở bài trước, nhiều khả năng những chiếc xe tăng T-90S mà Việt Nam nhập khẩu từ Nga sẽ về nước bằng đường biển và công tác tiếp nhận sẽ được tiến hành ngay sau khi tàu cập cảng. Vận chuyển bằng đường biển có nhiều lợi thế đó là giá rẻ, mang được số lượng lớn, kể cả đó là hàng siêu trường siêu trọng.

Theo thông lệ của các hợp đồng mua sắm vũ khí trước đó của Việt Nam với Nga, giá trong hợp đồng mua xe tăng T-90S dường như cũng sẽ là giá CIF (tức là giá thành sản phẩm + phí bảo hiểm + phí vận chuyển) và như thế chỉ đến khi những chiếc xe T-90S và T-90SK (phiên bản chỉ huy) cuối cùng yên vị tại khu tập kết trên cảng Việt Nam thì phía Nga mới tạm hết trách nhiệm.

Tất nhiên, sau đó còn công tác huấn luyện, cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa,... theo điều kiện của hợp đồng, nhưng trước hết kết thúc bàn giao xe tăng T-90S an toàn, đầy đủ và đúng hạn cho nước chủ nhà tại cảng (chẳng hạn như cảng Hải Phòng) thì coi như hai phía đã hoàn tất những giai đoạn quan trọng nhất của hợp đồng.

Vậy câu hỏi đặt ra là những chiếc xe tăng T-90S (và T-90SK phiên bản chỉ hủy) sắp tới sau khi được Nga bàn giao cho Việt Nam ở cảng sẽ hành quân về đơn vị bằng phương tiện gì?


Chiếc xe tăng T-90 là phần thưởng của đội Armenia sau khi chiến thắng ở cuộc thi Tank Biathlon do Nga tổ chức được bàn giao cho nước chủ nhà.

Xe tăng T-90S tự chạy từ cảng về đơn vị?

Như thông số kỹ thuật đã được Nhà máy chế tạo (Nga) công bố, các phiên bản xe tăng T-90 đều có khả năng tải hết quãng đường cỡ 550km bằng lượng nhiên liệu mang bên trong mà không cần các thùng dầu phụ lắp phía sau.

Như vậy, từ khi xuống tàu, nếu được nạp đầy dầu, những chiếc xe tăng T-90S cho dù xuất phát từ bất cứ điạ điểm nào (Bắc, Trung, Nam) hoàn toàn có thể tự cơ động về vị trí đóng quân mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào của các phương tiện vận tải hạng nặng chuyên dụng.

Tuy nhiên, có lẽ là quá mạo hiểm nếu để các kíp lái xe tăng T-90S Việt Nam mới được huấn luyện gần đây, vốn có giờ thực hành tích lũy chưa nhiều điều khiển những chiếc xe nặng cả gần 50 tấn hành quân trên những cung đường dài hàng trăm km. Chưa kể, bánh xích của những chiếc T-90S mới nhập này có thể gây ra những hư hại đối với mặt đường nhựa.

Và, trên hết, nếu T-90S tự hành quân sẽ ngốn một lượng lớn số giờ máy, số giờ vận hành dự trữ của xe theo thiết kế. Đây là "của để dành" hết sức quý giá đối với những chiếc xe tăng, nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ, chắc chắn sẽ không có bất cứ vị chỉ huy nào "dũng cảm" áp dụng.


Xe tăng T-90A của Lục quân Nga hành quân bằng đường sắt.

Đi bằng đường sắt?

Đây là một trong những phương thức hành quân tới vị trí tập kết trước khi tham gia diễn tập hoặc chiến đấu rất phổ biến đối với các phương tiện chiến đấu hạng nặng như xe tăng, xe thiết giáp, các tổ hợp tên lửa,... được không chỉ quân đội Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác sử dụng.

Với tuyến đường sắt trải dài từ bắc chí nam, việc đưa những chiếc xe tăng T-90S mới nhận ở cảng về đơn vị mà chúng được biên chế sẽ không quá khó khăn. Các phương tiện chuyển tiếp chỉ việc chờ ở ga đến, đón hàng, chạy về đơn vị trong thời gian dăm ba tiếng là xong.

Nhưng, hiện nay đường sắt của nước ta chỉ là tuyến đường độc đạo, không phải là đường đôi (2 chiều) do vậy, với mật độ chạy tàu dày đặc và lại còn ưu tiên các chuyến tàu khách nhiều hơn sẽ khiến những chuyến tàu "đặc biệt" chở xe tăng T-90S sẽ phải dừng nghỉ và nhường đường khá nhiều.

Tất nhiên, không phải đơn vị nào cũng nằm sát tuyến đường sắt Bắc - Nam để có thể xuống hàng và di chuyển về điểm tập kết chỉ trong vòng ít giờ. Do vậy tốc độ hành quân sẽ mất khá nhiều thời gian.



Xe đầu kéo KZKT-7428 Rusich chở xe tăng T-80 (trên) và T-90 (dưới).

Sử dụng xe đầu kéo

Như đã nói ở trên, những chiếc xe tăng T-90S mà Việt Nam mới nhận đều có thể tự hành quân hay đi bằng đường sắt từ cảng về vị trí tập kết. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu. Còn một phương thức khác hợp lý hơn, đó là sử dụng những chiếc xe đầu kéo tăng chuyên dụng.

Mà trên thực tế, những phương tiện chở xe tăng chuyên dụng như vậy Việt Nam không thiếu, thậm chí có những loại "đặc chủng" được coi như là "cặp đôi hoàn hảo" của xe tăng T-90 là đầu kéo KZKT-7428 Rusich mà Việt Nam đã đặt mua từ Nga trước khi xe tăng thế hệ mới về nước.

Các xe đầu kéo KZKT-7428 Rusich hay Maz-537 cũ hơn đều có thể "cõng" dễ dàng những chiếc xe tăng nặng xấp xỉ 50 tấn về đơn vị một cách dễ dàng. Sử dụng xe đầu kéo có mấy lợi thế:

Thứ nhất, các phương tiện vận tải đặc chủng này có thể vào tận vị trí tập kết tại cảng để đón những chiếc xe tăng mới nhận. Hơn nữa, quá trình đưa xe tăng lên rơ-móc kéo cũng dễ dàng hơn nhiều so với lên toa xe đường sắt.

Thứ hai, là phương tiện bánh hơi, các xe đầu kéo chuyên dụng tham gia vận hành chung cùng các phương tiện công cộng trên mọi cung đường, từ cao tốc cho tới các đường miền núi nhỏ hẹp mà không có ảnh hưởng quá lớn tới các phương tiện lưu thông cùng chiều hay ngược chiều và có thể vươn tới bất cứ địa điểm nào được chỉ định.

Do là bánh hơi, phân bổ đều áp lực lên toàn bộ mặt đường nên mặc dù là loại phương tiện siêu trường, siêu trọng nhưng chúng sẽ không gây tác động xấu tới kết cấu mặt đường, nhất là hạn chế hoàn toàn bánh xích ma sát lên mặt đường.


Xe đầu kéo chở tăng KZKT-7428 Rusich Việt Nam nhập từ Nga. Ảnh: QĐND.

Thứ ba, chạy liên tục bất kể ngày đêm. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ của Việt Nam tương đối hoàn thiện, cho phép các đoàn xe có thể hoạt động trong bất cứ thời gian nào, bất kể ngày hay đêm, giúp cho những chiếc xe tăng T-90S thế hệ mới có thể nhanh chóng hành quân về đơn vị được biên chế, sẵn sàng cho công tác huấn luyện để sớm đưa vào trực ban sẵn sàng chiến đấu.

Hy vọng, sau khi các xe tăng T-90S của Việt Nam về đến cảng chúng xe nhanh chóng được vận chuyển về đơn vị được biên chế một cách an toàn, hiệu quả.


Xe đầu kéo chở tăng KZKT-7428 trình diễn tính năng.

Việt Nam nhận 64 xe tăng T-90S/T-90SK Nga đúng hạn

Bất chấp những khó khăn từ lệnh trừng phạt mới của Mỹ, Nga cam kết sẽ bàn giao 64 xe tăng T-90S/SK cho Việt Nam theo đúng thời hạn hợp đồng.

Nga sẽ giao xe tăng T-90 cho Việt Nam đúng hạn


Vừa qua, ông Mikhail Petukhov, Phó giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC) nói với các phương tiện truyền thông rằng, Nga cam kết sẽ bàn giao cho Việt Nam lô xe tăng T-90S/T-90SK theo đúng các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng đã ký.

Ông Petukhov hiện đang dẫn đầu phái đoàn Nga tại triển lãm hàng không quốc tế tại Singapore. Phát biểu trong khuôn khổ cuộc triển lãm, vị quan chức Nga nhấn mạnh: “Việc cung cấp lô xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Nga là T-90S/T-90SK cho Việt Nam dự kiến ​​sẽ được thực hiện theo đúng điều khoản ghi trong hợp đồng”.

Tại cuộc triển lãm Quốc phòng và An ninh ở Thái Lan hồi tháng 11 năm ngoái, chính ông Mikhail Petukhov đã nói rằng, hợp đồng cung cấp xe tăng đã được ký kết và Nga đã bắt đầu giao lô hàng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S và phiên bản xe tăng chỉ huy T-90SK theo hợp đồng cho Việt Nam.

Theo vị quan chức cao cấp của ngành công nghiệp quốc phòng Nga, Việt Nam là một trong những đối tác chính của Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, đặc biệt là về hải quân và phòng không-không quân và bây giờ sẽ đến các trang, thiết bị lục quân.

Trước đó, trong bản báo cáo thường niên được công bố cuối năm 2016 của Nhà sản xuất xe tăng-thiết giáp nổi tiếng của Nga là ‘Uralvagonzavod’ cho biết rằng, theo thời gian ấn định trong hợp đồng, vào năm 2017, nhà máy này phải bắt đầu quá trình bàn giao trang bị cho khách hàng mang mã số “704” (theo phân loại quốc gia của Nga, mã “704” tức là Việt Nam), về việc cung cấp 64 xe tăng T-90S/T-90SK.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trong khi bình luận về sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga tới các hợp đồng cung cấp vũ khí mà Moscow đã ký với các đối tác; Thượng nghị sĩ Viktor Ozerov, nguyên chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang Nga tuyên bố rằng, những biện pháp trừng phạt của Washington sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch cung cấp vũ khí của Nga cho các đối tác nước ngoài, bao gồm cả lô 64 xe tăng T-90 cung cấp cho Việt Nam.

Những ưu điểm nổi bật của xe tăng T-90 Nga


Nếu các tuyên bố của Nga là đúng thì Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ lần đầu tiên sở hữu một loại xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 3, đồng thời là loại xe tăng tiên tiến nhất của Nga hiện nay, thuộc dòng T-90.


Việt Nam mua sắm phiên bản tăng T-90S hiện đại nhất của Nga

Xe tăng T-90S của Nga có nhiều điểm ưu việt khi so sánh với M1 Abrams của Mỹ như trọng lượng nhẹ hơn 10 tấn, độ linh hoạt cao…; Trong đó đáng kể nhất là khả năng phòng vệ thụ động và chủ động của chiếc xe tăng Nga là rất tốt, thể hiện rõ ràng trên chiến trường Syria, trong sự đối đầu với các tên lửa chống tăng có và không điều khiển của phương Tây, Trung Quốc và cả của Nga.

T-90 có những đặc điểm ưu việt nổi bật như sau:


Thứ nhất là: Nhờ trọng lượng nhẹ hơn tăng M1 Abrams của Mỹ tới 10 tấn; T-90 của Nga duy trì được hiệu suất tốc độ cao, độ linh hoạt tốt của động cơ V-92S2 công suất 950 mã lực; khiến nó có thể phù hợp với mọi loại địa hình đồi núi, đồng bằng; các loại đường quốc lộ, đường dã chiến; các loại cầu cống có sức chịu tải thấp…

Thứ hai là: Xe tăng của Nga dễ sử dụng; sửa chữa và bảo dưỡng thuận tiện và đơn giản; đồng thời lại có độ bền cao, phù hợp với thời tiết nhiệt đới gió mùa và điều kiện thổ nhưỡng khu vực Đông Nam Á; trong khi giá thành chỉ bằng gần nửa các loại xe tăng đồng hạng của Mỹ và châu Âu.

Thứ ba là: Khả năng phòng tránh đòn tấn công của tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) rất hiệu quả, nhờ hệ thống phòng vệ thụ động gồm giáp phức hợp composite và một lớp giáp phản ứng nổ (ERA); hệ thống phòng thủ chủ động là hệ thống đối kháng điện tử TShU-1-7 Shtora-1 có tác dụng làm nhiễu quá trình điều khiển đường ngắm bán tự động của hệ thống định hướng lắp trên ATGM, gây nhiễu máy dò laser và thiết bị chỉ thị mục tiêu của kẻ địch thông qua các cảm biến, đèn nhiễu OTShU-1-7 và 12 ống phóng đạn khói ngụy trang.

Thứ tư là: Khả năng phóng được tên lửa chống tăng có điều khiển AT-11 Sniper qua nòng, để tiêu diệt đối phương từ cự ly xa tới 5.000m, mục tiêu bao gồm cả xe tăng mang giáp phản ứng nổ lẫn trực thăng bay thấp. Đây là điều mà các xe tăng phương Tây không thể so bì được với T-90S của Nga. 

Bình Nguyên
Nguồn: thoidai.com.vn, baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.