Chuyên mục
Báo Nga kỷ niệm ngày truyền thống Bộ đội tên lửa VN
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Báo Nga kỷ niệm ngày truyền thống Bộ đội tên lửa VN

Thứ bảy 25/07/2015 02:08 GMT + 7
Xin giới thiệu bài viết kỷ niệm ngày truyền thống này và xin chúc Bộ đội tên lửa Việt Nam phát huy truyền thống bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

Ngày 24/7/2015, tờ báo Nga “Svobodnaia Pressa” (SP) đã cho đăng bài của tác giả Vladimir Tuchkov với tiêu đề “Tổ hợp S-75 của chúng ta đã hạ máy bay của người Mỹ trên bầu trời Việt Nam như thế nào”.  

Tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (Ảnh: Armyrecognition)

Ngày 24/7/1965, các tổ hợp tên lửa phòng không Xô Viết S-75 đã bắn hạ 3 chiếc máy bay tiêm kích ném bom Mỹ F-4 Phantom II gần như cùng một lúc. Theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này được lấy làm ngày truyền thống của Bộ đội tên lửa Phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau ngày 24/7, tổn thất của Không quân Mỹ tăng chóng mặt và vì thế mà Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ buộc phải thay đổi một cách căn bản chiến thuật tác chiến trên không của mình.

Sức mạnh đáng buồn

Mỹ chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho cuộc chiến tranh đường không ở Bắc Việt Nam. Trước đó, người Mỹ đã cải tạo và cho xây mới hàng chục căn cứ không quân tại Thái Lan và Nam Việt Nam. Đến đầu năm 1965, tại các căn cứ này đã có hơn 500 máy bay chiến đấu và máy bay tiêm kích. Chủ yếu là các máy bay tiêm kích-ném bom F-105, Thunderchief và F-100 Super Sabre.

Ngoài ra còn một số chiếc máy bay con ma hiện đại nhất lúc đó F-4C Phantom II. Sau đó xuất hiện các máy bay siêu hiện đại F-111. Để đánh trả các cuộc tấn công vào các căn cứ không quân, Mỹ sử dụng máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger.

Tuy nhiên, không phải chỉ có thế. Trên Vịnh Bắc bộ còn tập trung hai cụm tàu sân bay cực mạnh của Mỹ: Yankee Station (hơn 200 máy bay cường kịch và tiêm kích của Hải quân) dọc bờ biển Việt Nam dân chủ cộng hòa và và Dixy Station-dọc bờ biển Nam Việt Nam.

Lực lượng máy bay của Không quân Hải quân Mỹ chủ yếu gồm các máy bay tiêm kích F-4B Phantom II, F-8 Crusaider, máy bay cường kích А-4 Skyhawk, A-1 Skyraider.

Sau đấy, lực lượng Không quân hùng hậu trên được tăng cường các máy bay ném bom chiến lược B-52.

Tổng cộng trong vòng 10 năm trong cái cối xay thịt Việt Nam đã có gần 5.000 máy bay Mỹ tham chiến. Mỹ đã ném xuống cả Bắc và Nam Việt Nam 6,8 triệu tấn bom, gấp gần 3 lần lượng bom ném xuống nước Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Phi công Mỹ chưa từng chứng kiến bao giờ

Tương quan lực lượng thời gian đầu ban đầu thực sự là một thảm họa đối với Bắc Việt Nam. Quân đội Việt Nam chỉ có 60 máy bay, chủ yếu là các máy bay do Trung Quốc sản xuất theo mẫu của các máy bay Liên Xô – tiêm kích cận âm MiG-17 và máy bay ném bom Il-28.

Tình hình còn tệ hơn vì phi công Việt Nam không được huấn luyện đầy đủ, họ tích lũy kinh nghiệm tác chiến trực tiếp qua các trận đánh. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chiến đấu của Không quân Bắc Việt – đó là đặc điểm thể lực còn hạn chế của các phi công – họ chịu sức quá tải không tốt lắm.

Các cuộc không kích Bắc Việt Nam bắt đầu từ tháng 2/1965. Do có ưu thế rõ rệt trên không nên người Mỹ tiến hành các cuộc không kích một cách tương đối “đơn giản”. Các máy bay F-105 với đội hình có khi lên tới 80 chiếc bay đến khu vực có mục tiêu và ném bom ở độ cao 3.000 đến 4.000 m khi đang bay tốc độ siêu âm.

Hệ thống pháo Phòng không lạc hậu của Việt Nam không gây thiệt hại nhiều cho các máy bay Mỹ, còn một số ít MiG-17 không đủ sức gây khó khăn cho các cuộc không kích cực kỳ trắng trợn và láo xược này.

Tất cả đã bắt đầu có những thay đổi mang tính bước ngoặt vào tháng 7/1965. 02 tiểu đoàn phòng không trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không cơ động S-75 “Dvina” bắt đầu được triển khai tại Bắc Việt Nam. Các kíp trắc thủ cũng gồm các sỹ quan và chiến sỹ Xô Viết. Ngày 24/7, các đơn vị này bắt đầu xuất trận lần đầu.

Vào lúc 14 giờ, trên màn hình radar xuất hiện 2 mục tiêu lớn. Đó chính là 4 chiếc F-4 bay thành 2 cặp. 14 giờ 25 phút, Thượng úy Konstantinov ấn nút “phóng”. Tên lửa đầu tiên bắn hạ máy bay, quả tên lửa thứ hai bắn trúng vào chiếc máy bay đang rơi. Tiểu đoàn thứ hai bắn hạ thêm 02 chiếc “con ma“ khác. Chỉ duy nhất một phi công Mỹ sống sót.

Một thời gian ngắn sau đó việc điều khiển các tổ hợp tên lửa phòng không được chuyển giao cho người Việt Nam sau khi các chuyên gia Xô Viết đã huấn luyện họ tại các trung tâm huấn luyện trung đoàn và ngay tại các trận địa theo nguyên tắc “hãy làm như tôi làm”.
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.