Chuyên mục
Vững vàng nhờ khổ luyện
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vững vàng nhờ khổ luyện

Thứ bảy 29/04/2017 09:22 GMT + 7
Tin vui vừa về với những người quan tâm tới âm nhạc Việt Nam: Vợ chồng nghệ sĩ, giảng viên thanh nhạc Dương Đại Lâm và Đỗ Thị Phương Mai liên tiếp giành được giải thưởng quốc tế sau thời gian dài khổ luyện. Từ nước Nga xa xôi, nghệ sĩ Dương Đại Lâm đã trả lời phỏng vấn của Báo Hà nội mới.

Vợ chồng nghệ sĩ Dương Đại Lâm - Phương Mai.

- Chúc mừng hai nghệ sĩ. Được biết, nghệ sĩ Dương Đại Lâm đoạt giải nhất cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Franz Schubert lần thứ XXI - diễn ra tại Liên bang Nga từ ngày 28-3 đến 4-4. Ngay sau đó, anh giành giải nhất cuộc thi âm nhạc dành cho giáo viên - diễn ra tại Ba Lan từ ngày 7 đến 10-4, còn vợ anh nhận giải nhì. Vốn giải thưởng của anh chị ngày càng lớn thêm, chúng có ý nghĩa như thế nào với anh chị?

- Đây là lần đầu tôi tham gia những cuộc thi quốc tế. Thật vinh dự khi giành được giải cao, nhưng điều quan trọng hơn cả là tôi được chính GS Dmitrieva Natalia Anatonevna - người trực tiếp dạy vợ chồng tôi - đánh giá là có đủ năng lực để tham dự các cuộc thi quốc tế. 

- Anh có thể chia sẻ đôi chút về con đường âm nhạc của vợ chồng anh?

- Tôi yêu thích ca hát từ nhỏ. Năm 2004, tôi thi vào Khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Sau đó, khi còn là sinh viên hệ Trung cấp 4, tôi được mời về làm việc tại Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi tham gia cộng tác giảng dạy tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội và tới năm 2013 chính thức chuyển về trường. Năm 2014, tôi được cử đi học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Liên bang Nga - Gneshin và hiện đang học năm cuối hệ Cao học tại Khoa Thanh nhạc.

Vợ tôi bắt đầu học tại Khoa Thanh nhạc thuộc Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội từ năm 2003. Sau khi tốt nghiệp, cô ấy được giữ lại trường làm giảng viên. Phương Mai được cử đi học tại Trường Gneshin trước tôi hai năm và hiện đang học hệ Tiến sĩ.

- Là giảng viên, lại công tác trong môi trường quân đội, anh chị làm thế nào để thỏa mãn đam mê ca hát?

- Trường chúng tôi luôn tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ, đặc biệt là giảng viên trẻ phát huy tối đa năng lực. Chúng tôi vẫn được biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp. Việc được rèn luyện trong môi trường quân đội còn giúp chúng tôi có ý chí vững vàng, sẵn sàng khổ luyện.

- Theo học tại Nga, anh chị thấy có gì khác biệt so với Việt Nam?

- Có lẽ đó là ý thức học tập tự giác của sinh viên. Ở Nga, trước phòng tập luôn có hàng dài người xếp hàng đợi đến lượt tập dù là ban ngày hay buổi tối. Ở ký túc xá cũng vậy, chỉ đến giờ “giới nghiêm” là 23h thì mới thấy ngừng tiếng đàn hát. Hơn nữa, môi trường học tập ở đó rất chuyên nghiệp. Hằng ngày, chúng tôi được làm việc với hai người - một giáo viên chuyên ngành và một giáo viên đệm piano. Sự chuẩn mực được nâng lên tối đa. Đây là điểm vượt trội so với Việt Nam.

- Cùng theo học ở nước Nga, gia đình nhỏ của anh chị thế nào?

- Các cháu sinh đôi và hiện giờ đã được hai tuổi rưỡi. Việc chăm sóc con cái phải nhờ ông bà nội, ngoại để chúng tôi tập trung học tập. Xa con, nhớ nhiều lắm. Hằng ngày, tranh thủ lúc rảnh, chúng tôi lại trò chuyện với con. Hai bé đều hóm hỉnh, thông minh. Không biết sau này các cháu có theo đuổi con đường nghệ thuật như bố mẹ không, chỉ biết bây giờ chúng đã thuộc nhiều bài hát lắm. Các cháu líu lo suốt.

- Ở bên đó, anh chị có thường tham gia vào hoạt động của cộng đồng người Việt hay không?

- Ngoài thời gian học, chúng tôi cũng biểu diễn phục vụ bà con người Việt. Tôi còn vừa dạy nhạc vừa dạy tiếng Việt tại một trung tâm nghệ thuật do người Việt mở để cho con em trong cộng đồng học.

- Cảm ơn anh! Chúc anh chị thành công!

Thụy Du (thực hiện)
Nguồn: hanoimoi.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.