Chuyên mục
Nữ giám đốc trẻ và giấc mơ quỹ từ thiện lớn nhất Việt Nam
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nữ giám đốc trẻ và giấc mơ quỹ từ thiện lớn nhất Việt Nam

Chủ nhật 14/02/2016 02:35 GMT + 7
Vay 30 triệu đồng mở cửa hàng quần áo khi đang là sinh viên năm thứ nhất ĐH Ngoại thương; bỏ học giữa chừng để tập trung vào kinh doanh; gây dựng Trung tâm tiếng Anh với số vốn 20 triệu đồng... là những điều bất ngờ về nữ giám đốc trẻ xinh đẹp, táo bạo Bùi Phương.


Bỏ đại học, vay tiền kinh doanh

Là chủ trung tâm tiếng Anh với 12 chi nhánh ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, nhưng ở Phương luôn toát lên sự bình thản, nhẹ nhàng. Ẩn sau khuôn mặt trẻ trung, dáng người nhỏ nhắn ấy là ý chí mạnh mẽ, bản lĩnh của một người Việt trẻ dám nghĩ dám làm. Sinh ra ở Hòa Bình, ngay từ nhỏ, Bùi Phương (SN 1989) được người trong vùng biết đến bởi sự nhanh nhạy, nghịch ngợm và học giỏi. Một cô gái chuyên Lý trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình), trở thành sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐH Ngoại thương là điều khác biệt ở vùng quê nghèo ấy. 

Ngày Phương lên Hà Nội nhập học, mang theo ước mơ, hoài bão và hy vọng của người thân trong gia đình, làng xóm. Nhưng chỉ sau 1 tháng nhập học, Phương thấy thất vọng về bản thân. “Môi trường ấy sao nhiều người giỏi, ăn nói khéo và năng động đến thế, trong khi tôi thì ngược lại. Sự tự ti bao vây, tôi sợ phải nói chuyện, sợ tới tiết tiếng Anh, sợ cảm giác nhỏ bé ấy... Nhưng tôi tự nhủ phải vươn lên bằng cách nào đó và rồi tôi quyết định kinh doanh”, Phương kể lại. 

Với xuất phát điểm 30 triệu đồng xoay xở từ người thân, Phương mở shop quần áo trong ngõ nhỏ gần trường. Việc kinh doanh thuận lợi, hàng tháng mang về  10 - 15 triệu đồng và cô nhanh chóng mở thêm 2 cửa hàng khác. Với mong muốn mang lại những sản phẩm thời trang đẹp, độc, Phương mở thêm xưởng may. Sắm máy móc, thuê cơ sở sản xuất nhưng việc thuê nhân công, thiết kế gặp khó khăn nên ý tưởng ấy bị thất bại. Đến năm thứ tư, Phương dừng việc học, bỏ ngỏ việc lấy tấm bằng đại học. 

Cô lý giải, khi nói chuyện với nhiều anh chị khóa trước, thấy rằng, với tấm bằng đại học, họ ra trường cũng chỉ kiếm được 6-7 triệu đồng/tháng. Phương tự hỏi, nếu chỉ với mức lương đó, liệu cô có cần mất thời gian để lấy tấm bằng cử nhân? Nhiều người quan niệm, bằng cấp cộng với năng lực là điều kiện cần và đủ để có lương cao, vị trí tốt, thành công thì Phương lại nghĩ khác: “Năng lực của mỗi người nằm trong tư duy vượt khó, khả năng học hỏi và thực thi công việc của họ chứ không thể hiện qua bằng cấp. Nếu có năng lực thật sự và biết vượt khó thì ở đâu, bạn cũng sẽ là người giá trị dù không có một tấm bằng trong tay”.

Khi tư tưởng được tự do, Phương được trải nghiệm nhiều khi làm những việc mình thích như: mở nhà hàng, phân phối sơn, mở trung tâm Anh ngữ. Phương kể, thời điểm cô mở trung tâm Anh ngữ khá dễ nhưng chỉ có 20 triệu đồng. Bắt tay vào làm, cô thuê 2 phòng học. 3 tháng đầu, cô gần như tự làm mọi thứ, từ việc lau dọn nhà cửa, cho đến nghiên cứu sản phẩm, tuyển sinh, chăm sóc học viên... Một năm đầu, cô chỉ tập trung đào tạo 1 khóa phát âm chuẩn 1,5 tháng với học phí chỉ 900.000 đồng. Dành nhiều thời gian chăm sóc học viên, nâng cao chất lượng, nên trung tâm tuy nhỏ nhưng lại thu hút học viên. Sau gần 4 năm gây dựng, Trung tâm Anh ngữ Aten của Phương đã có 12 chi nhánh theo định hướng tập trung đào tạo duy nhất khóa giao tiếp để giúp người Việt Nam nói tiếng Anh căn bản. 

Ước mơ về quỹ từ thiện lớn nhất Việt Nam 

Có thể, trong mắt nhiều người, cô là người giàu có, thành công. Tuy nhiên, với Phương, sự bình an trong tâm hồn mới chính là thành công thật sự. Khi nói về tiền, Phương chia sẻ, ngay từ nhỏ, trẻ con Việt Nam luôn chịu tác động quan niệm người nghèo như anh nông dân là tốt, người giàu nhiều tiền như phú ông trong truyện cổ tích là xấu. Trẻ không được giáo dục về tiền đúng cách và ngay cả người lớn cũng đang bị ám ảnh, chi phối bởi tiền. Họ trầm cảm, cãi nhau, tự vẫn... vì tiền. Bởi mọi người luôn coi tiền là mục tiêu sống và làm việc, nhưng trên thực tế tiền chỉ là phương tiện để đạt được mục đích.  

Vậy hạnh phúc thật sự của cô là gì? Phương nói: “Tôi là người khó vui, có khi đi chơi với bạn bè tôi không vui; đi du lịch, hội họp hay đọc những câu chuyện cười cũng không khiến tôi vui nhiều. Nhưng tôi vui khi giúp gia đình mình tốt hơn, họ hàng đỡ khó khăn, hay sẵn lòng đưa người gặp tai nạn vào viện và chi trả viện phí cho họ. Tôi vui khi có thể làm ai đó tốt hơn, khi cho đi và chia sẻ với người khác. Tôi luôn ấp ủ mục tiêu xây dựng quỹ từ thiện lớn nhất Việt Nam, dành 90% tài sản để làm từ thiện tới lúc chết. Khi nghĩ về quỹ từ thiện này, tôi thấy mọi thứ xung quanh mình rất đẹp. Tôi dễ dàng vui cười. Hơn nữa, đó là động lực để tôi làm việc, phấn đấu và hạnh phúc thật sự’’.

Đã trải qua nhiều hoàn cảnh sống, cô gái 27 tuổi chia sẻ, niềm vui lớn nhất của mình là được cho đi, giúp đỡ người khác. Cô mong trẻ em được nuôi dạy đúng cách để phát triển tối đa năng lực; phụ nữ Việt Nam độc lập mạnh mẽ và hạnh phúc hơn; người già có môi trường để được đồng cảm chia sẻ, chăm sóc đầy đủ...
Nguồn: anninhthudo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.