Chuyên mục
“Sốc” gì khi du học Mỹ?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

“Sốc” gì khi du học Mỹ?

Chủ nhật 06/07/2014 15:44 GMT + 7
Chuyện sang Mỹ du học không đơn giản chỉ là xách ba lô lên và đi. Bên cạnh những trường hợp “vinh quy bái tổ” thì cũng nhiều du học sinh sau khi sang Mỹ học đã sớm bị “nốc ao”.

Nhiều bậc phụ huynh lẫn các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam rất quan tâm đến cuộc sống du học sinh tại Mỹ. “Giấc mơ Mỹ” đã sớm trở thành mục tiêu của nhiều người, với nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới và môi trường làm việc rất tiềm năng. Thế nhưng nếu không tỉnh táo thì khi đến Mỹ học, những “cú sốc” có thể khiến du học sinh gục ngã hoặc sống và học tập một cách lay lắt.

Không học nổi vì yếu ngoại ngữ

Một cựu du học sinh từng học tại Mỹ suốt từ thời THPT đến hết ĐH ngành giáo dục chia sẻ: “Chuyện học hành là thứ khiến sinh viên Việt Nam sốc nhất. Có sinh viên, như tôi, phải mất hết một học kỳ mới bắt được nhịp điệu chung với mọi người. Có du học sinh mất nhiều thời gian hơn, thậm chí còn gãy gánh giữa đường, không cán đích tốt nghiệp ĐH”.

Nguyên nhân chính là không thể hòa nhập được môi trường học thuật tại đây. Cụ thể, nhiều du học sinh thiếu ngoại ngữ mà vội vàng đăng ký đi học. Đừng nghĩ rằng cứ qua Mỹ thì giỏi ngôn ngữ tại đây. Nhiều du học sinh qua nhiều tháng nhưng vẫn kém tiếng Anh. Họ nghe nói chuyện giao tiếp bình thường đã không rành, khó hòa nhập thì đừng nói gì chuyện học. Trong khi đó việc đầu tư cho môn học tại Mỹ như nhiều quốc gia phát triển khác cũng khá đặc thù. Học viên phải xem bài rất nhiều trước khi đến lớp, đến thư viện thường xuyên… Do ngoại ngữ yếu nên du học sinh Việt “đụng đâu cũng khó hiểu”, đặc biệt là học các môn có tính chuyên ngành, khiến du học sinh tiếp thu bài khó khăn.

Với cách học lấy sinh viên làm trung tâm tại ĐH Mỹ, du học sinh Việt Nam sẽ bị rớt lại phía sau nếu vẫn quen kiểu học “thầy đọc - trò chép” như trong nước.

Rào cản ngôn ngữ khiến du học sinh “đi rất chậm” khi làm việc trên lớp lẫn khi tự học ở nhà. Hình thức đánh giá sinh viên tại Mỹ chú trọng đến khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế thông qua việc viết luận, thuyết trình, làm dự án. Những công việc này yêu cầu khả năng tự học, tự nghiên cứu, tương tác xã hội, khả năng trình bày độc lập rất cao. Trong đó ngoại ngữ là phương tiện cơ bản nhất để du học sinh tiếp cận thông tin và hoàn thành công việc.


Sốc vì “thầy chỉ đóng vai phụ”

Văn hóa học tập tại Mỹ cũng là điều đáng lưu ý. Lớp học như một quán cà phê học thuật, các giáo viên chỉ “đóng vai phụ”. Họ đưa ra câu hỏi hay vấn đề, còn nhiệm vụ của học viên là thay phiên nhau đưa ra quan điểm, phản biện, tranh biện. Học viên không cần giơ tay mà tự giác phát biểu đóng góp cho bài học một cách rất tự nhiên. Giáo viên trên lớp đóng vai trò điều phối, đưa ra kết luận chung cho bài học hay giải đáp các thắc mắc cho học viên.

Trong khi đó tại Việt Nam, hình thức “thầy giảng-trò chép” vẫn còn phổ biến suốt thời gian dài. Ý thức tự giác, khả năng tự tin, tính chủ động của học viên còn thiếu. Thế nên nhiều du học sinh Việt Nam sang Mỹ co rụt lại vì sợ nếu phát biểu sẽ khiến người khác xem thường. Hoặc có khi du học sinh cũng không theo kịp tài liệu, bài giảng… nên bị rớt lại phía sau. Đối với các trường hợp không theo kịp lớp học, nếu không quyết liệt tự học và nghiên cứu, cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ giáo viên, bạn bè thì sẽ càng mất căn bản, dẫn đến chán nản và bỏ học.

Phải có “người đỡ đầu” và bạn thân

Đa phần các học viên tại Mỹ đều có “người đỡ đầu” đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn học tập và nghiên cứu. Những “người đỡ đầu” thường là các giáo sư, giảng viên trực tiếp giảng dạy. Một sinh viên chủ động và cầu tiến sẽ tìm đến sự hỗ trợ từ nhiều “người đỡ đầu” khác nhau, theo nhu cầu của chương trình học. Cũng có người chọn và thuyết phục được những “người đỡ đầu” hỗ trợ, tư vấn họ suốt quá trình nghiên cứu chuyên ngành. Thậm chí nếu làm việc tốt và có tiềm năng, có người còn được các giáo sư hỗ trợ nhiều, tạo điều kiện cho làm việc và còn có thù lao.

Bên cạnh đó việc có “người đỡ đầu” sẽ giúp du học sinh hiểu được “người dạy cần gì từ học viên”. Mỗi người dạy học sẽ có một cách tiếp cận khác nhau trong khoa học và thường đánh giá kết quả học viên bằng nhiều cách khác nhau. Nếu hiểu được điều này, du học sinh có thể tập trung đạt các kết quả quan trọng và cốt yếu để có được hiệu quả học tập tối ưu. Vậy nên du học sinh cần hết sức chú ý tìm kiếm “người đỡ đầu” của mình. Thực tế là nhiều du học sinh rất e ngại, rụt rè. Nhưng nếu không chủ động và tự tin thì đừng nghĩ các giáo sư sẽ tìm đến hỗ trợ mình.

Bên cạnh đó, bạn thân cũng là yếu tố quan trọng để du học sinh hòa nhập, đạt kết quả tốt. Cũng như ở Việt Nam, làm việc nhóm là hình thức phổ biến trong môi trường giáo dục. Để thích nghi nhanh, tiếp cận nhiều nguồn tài liệu phù hợp, hiểu văn hóa học tập, được hỗ trợ khi khó khăn… du học sinh cần chủ động tạo ra các mối quan hệ đồng môn, có được những người bạn thân dù là người bản xứ hay sinh viên nước khác đến.

Tam giác bản thân - thầy cô - bạn bè sẽ tạo ra “kiềng ba chân” giúp du học sinh cân bằng, thích nghi, phát triển.

ĐẠI THẮNG - HUYỀN TRẦN

 Tự giác là trên hết

Phương pháp giáo dục, đào tạo ở Mỹ đòi hỏi sinh viên phải phát huy một cách tối đa tính tự giác. Điều này được thể hiện qua việc tự học và tự nghiên cứu. Thư viện ở nhiều trường ĐH lớn còn mở cửa 24/24 giờ để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên. Đối với sinh viên Việt Nam học tập lại càng đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn để cạnh tranh được với sinh viên Mỹ. Lý do thứ nhất, học tập bằng tiếng Anh là một thách thức không nhỏ. Bạn nên nhớ một điều rằng tiếng Anh, nhất là khả năng diễn đạt và khả năng viết vô cùng quan trọng, đặc biệt với các sinh viên theo học các ngành xã hội. Lý do thứ hai, học ở Mỹ là học thuật, là tự suy nghĩ, tư duy, tìm hiểu, sáng tạo.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.