Chuyên mục
Du học sinh Việt ở Mỹ bị tấn công sau bầu cử
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Du học sinh Việt ở Mỹ bị tấn công sau bầu cử

Thứ hai 14/11/2016 16:09 GMT + 7
Du học sinh Việt tại Mỹ, cũng như cộng đồng người da màu đang lo lắng về nguy cơ bị tấn công bởi những nhóm người da trắng được cho là ủng hộ tổng thống đắc cử Donald Trump.


Biểu tình chống Trump ngày càng lớn: Các cuộc biểu tình chống Trump kéo dài sang ngày thứ 5, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bạo loạn sau bầu cử.

Trên Facebook ngày 10/11, tài khoản có tên Hà Huy Hoàng cho biết bạn gái anh bị một nhóm người da trắng tấn công. Cô đang là sinh viên trường Academy of Art University ở San Fransisco, bang California.

Theo chia sẻ của Hoàng, nhóm người da trắng quật một túi nhựa bên trong có chứa vật cứng vào mặt người bạn gái khi cô đang đứng chờ xe buýt. Cùng lúc, họ hét vào mặt cô gái "đồ quái vật da vàng, hãy biến về nước tụi mày đi".

Sau đó, một thanh niên người Mỹ gốc Phi đã đến đuổi nhóm người da trắng đi và giải thoát cho bạn gái anh. Cô về nhà an toàn nhưng đã rất hoảng sợ.

Hôm 11/11, tài khoản Facebook Siêu Nguyễn, một du học sinh Việt Nam sống tại New York, đã đăng bức "tâm thư" nói về nỗi lo lắng của cộng đồng du học sinh sau khi cuộc bầu cử tại Mỹ kết thúc.

Bài đăng nhận được hơn 37.000 phản ứng, gần 12.000 chia sẻ và hơn 4.100 bình luận. Siêu Nguyễn nói việc người da màu và các nhóm thiểu số, trong đó có người châu Á, sợ bị đe dọa và tấn công trong những ngày qua "không phải là trò đùa".


Tài khoản Siêu Nguyễn đăng bức "tâm thư" nói về sự lo lắng của cộng đồng du học sinh Việt Nam trước tình trạng người châu Á cũng như người da màu bị tấn công tại Mỹ sau bầu cử. Ảnh chụp màn hình/Facebook.

Anh viết: "Trong hai ngày qua, rất nhiều bạn bè của mình đã khóc. Những nhà báo mình làm việc cùng tại ABC cũng khóc. Cha mẹ của họ khóc trên điện thoại vì sợ hãi, gọi điện cho họ lúc 2h sáng để đảm bảo họ không bị bắn khi những kẻ bạo lực da trắng vùng lên".

Anh bày tỏ sự bức xúc về những bình luận không thiện chí của cư dân mạng trước nỗi lo lắng của các du học sinh Việt Nam. "Thay vì viết status, hãy gửi tin nhắn tới ai đó, hỏi người đó có ổn không, có an toàn không", anh viết.

Đến ngày 12/11, tài khoản Facebook trên tiếp tục chia sẻ 5 câu chuyện về tình trạng kỳ thị chủng tộc đang gia tăng tại Mỹ hậu bầu cử. Anh cho biết đây là "những câu chuyện có thật, được kể bởi những người đã được chứng kiến hoặc thậm chí trải nghiệm trực tiếp".


Một bức tường tại Durham, bang North Carolina cùng dòng chữ "Mạng của người da đen chả là cái gì, phiếu bầu của chúng cũng vậy" được chủ tài khoản Derrick Lewis đăng trên Twitter hôm 10/11. Ảnh: Twitter/DerrickQLewis.

Ngay sau hôm bầu cử 8/11, mạng xã hội tại Mỹ liên tục lan truyền những câu chuyện về việc người da trắng dùng ngôn từ xúc phạm hoặc có hành động đe dọa, tấn công người da màu.

Trong một câu chuyện được chia sẻ rất nhiều trên Facebook tối 9/11, Kathy Mirah Tu, một người Mỹ gốc Việt tại Minnesota, cho biết chị bị một người đàn ông da trắng tóm lấy cổ tay và hét vào mặt "cút về xứ châu Á của mày đi". Theo đoạn chia sẻ, chị bị cảnh sát còng tay dẫn về đồn nhưng sau đó được thả.


Chia sẻ trên Twitter, nhiều người cho biết người thân, bạn bè của họ bị gọi là "chink", một từ lóng mang tính miệt thị người gốc Á tại Mỹ. Ảnh chụp màn hình/Twitter.

Rất nhiều người gốc châu Á tại Mỹ đã chia sẻ trên Twitter việc bạn bè, người thân hoặc chính họ bị những nhóm người da trắng chửi thề hoặc gọi bằng những từ lóng mang tính lăng mạ. Không chỉ người châu Á, các cộng đồng người gốc Phi, gốc Latin và các nhóm thiểu số cũng được cho gặp tình trạng tương tự.

Người da trắng được xem là thành phần chủ yếu trong lực lượng ủng hộ ông Donald Trump, người vừa đắc cử tổng thống Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của mình, vị tỷ phú đã nhiều lần thể hiện quan điểm cũng như đưa ra các cam kết chính sách được cho là phân biệt đối xử với người nhập cư, người da màu và các nhóm thiểu số khác.

Đông Phong

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số du học sinh tại Hoa Kỳ

Chiều 14/11, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM đã công bố Báo cáo thường niên Open Doors về tình hình du học sinh đang theo học tại Hoa Kỳ. Đáng chú ý, Việt Nam hiện đang xếp thứ 6 trong tổng số các quốc gia có du học sinh theo học tại đây.



Bà Mary Tarnowka, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM cho biết, trong năm học vừa qua đã có tổng cộng 21.403 sinh viên Việt Nam theo học các trường cao đẳng và đại học tại Hoa Kỳ, tăng hơn 14% so với năm trước đó. Điều này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 về số lượng sinh viên theo học tại Hoa Kỳ.

Nếu như năm 1995, Việt Nam có chưa đến 800 du học sinh tại Hoa Kỳ thì ngày nay Việt Nam đang dẫn đầu tất cả các nước Đông Nam Á trong việc gửi sinh viên đến Hoa Kỳ. Năm nay cũng là năm thứ 15 liên tiếp số lượng sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ không ngừng tăng lên.

Bà Mary Tarnowka khẳng định: “Báo cáo Open Doors năm 2015-2016 của Viện Giáo dục Quốc tế là nguồn thông tin chính thức về số lượng sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ. Mỗi khi Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam được yêu cầu mô tả sự phát triển nhanh chóng của quan hệ song phương trong 20 năm qua, một trong những con số thống kê hấp dẫn và thú vị nhất chính là số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại Mỹ. Con số này phản ánh quan hệ hợp tác giáo dục mạnh mẽ giữa hai quốc gia và cũng như mối bang giao ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân hai nước. Giáo dục là sự đầu tư tốt nhất của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bất kỳ gia đình nào, và giáo dục cũng chính là một lĩnh vực hợp tác tự nhiên và thành công giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.

Nhân dịp này, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM cho biết thêm, ĐH Fullbright Việt Nam sẽ chính thức đào tạo khóa sau đại học đầu tiên vào mùa thu năm 2017.

Bạch Dương
Nguồn: news.zing.vn, infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.