Chuyên mục
Du học sinh và chuyện ''đừng chơi với người Việt''
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Du học sinh và chuyện ''đừng chơi với người Việt''

Thứ ba 17/01/2017 04:36 GMT + 7
Tiếp xúc với người Việt, tôi sẽ bị cản trở trong việc học tính tự lập, trau dồi khả năng ngoại ngữ và học hỏi trong môi trường văn hóa đa sắc tộc…

Có thể sau khi nói ra ý kiến này, tôi sẽ nhận được rất nhiều “gạch đá” từ độc giả! Tuy nhiên, đó chỉ là chia sẻ thực lòng và kinh nghiệm bản thân được đúc rút ra sau một thời gian dài trải nghiệm thực tế tại Vương Quốc Anh.

Trước khi lên đường du học, tôi có nhận được một lời khuyên rằng: Nếu sang đó, đừng chơi với người Việt!

Ở môi trường nào cũng nên chọn bạn mà chơi, dù ở Việt Nam hay nước ngoài.
Ảnh minh họa: Internet.

Thú thực, lúc bấy giờ tôi thấy rất khó hiểu với lời khuyên đó. Tôi đã từng nghĩ đến sự cô đơn và khó hòa nhập nơi đất khách. Và đương nhiên, tôi nghĩ một vài người bạn Việt Nam sẽ là chỗ bấu víu đáng quý cho tôi ở một nơi xa lạ.

Tuy nhiên, tôi đã nhầm. Những cá thể lẻ loi ở một môi trường lạ, càng quy tụ với nhau thì càng khiến cá thể đó bị cô lập, cô lập trong môi trường mà đáng lẽ ra họ phải hòa nhập.

Thay vì trải nghiệm “lại” những văn hóa bản địa trên đất khách, tôi lựa chọn tìm hiểu những nền văn hóa khác nhau mà ở Việt Nam, tôi không có được những cơ hội đó.

Lựa chọn những người bạn đến từ những đất nước như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... tôi hòa mình vào cuộc sống ở đất nước của họ. Khi chơi với anh bạn người Ấn Độ, tôi được dùng tay để bốc thức ăn, được anh ta giải thích cho tại sao họ phải làm như thế... Khi chơi với những người bạn Đông Âu, tôi được biết đến những tập tục, nghi lễ, kiêng kị của những tôn giáo mà họ tôn sùng.

Có thể nhiều bạn sẽ bảo tôi “rườm rà” bởi những kiến thức đó có thể thâu nạp qua sách vở, internet. Điều đó không sai. Sách vở có thể dạy ta mọi điều nhưng không thể cho bạn những trải nghiệm thực tế. Vừa được trải nghiệm, vừa thâu nạp kiến thức, lại vừa có những kỉ niệm đáng nhớ với những người bạn ở năm châu. Đó chẳng phải quá tuyệt vời hay sao?

Không những tôi được học kiến thức chuyên ngành mà trong thời gian du học, tôi còn được tiếp thu các nền văn hóa trên khắp thế giới từ chính những người “thầy” đồng trang lứa với mình. Tôi nhận thấy nhờ hạn chế tiếp xúc với người Việt mà chuyến du học của tôi đã quá “lãi”!

Thứ hai, nếu thường xuyên tiếp xúc với người Việt ở nơi đất khách, trình độ ngoại ngữ của bạn sẽ giảm đáng kể.

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, có đi, tôi mới thấy nhiều điều “ngược đời”. Có thể hầu hết người Việt mình sẽ quan niệm rằng “cứ tống chúng nó sang nước ngoài là tiếng Anh tự khắc như gió”. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ.

Khi du học, tôi nhận ra rằng trình độ tiếng Anh của nhiều sinh viên Việt Nam hoặc Trung Quốc ngày một kém đi. Bởi những người đó, họ chỉ giới hạn tiếp xúc với những người trong nhóm (đồng hương) mà không chủ động giao tiếp với những người nước ngoài. Nên chuyện càng du học càng “dốt” tiếng cũng là chuyện dễ gặp.

Đương nhiên, để không phí hoài những kiến thức mà tôi đã chuẩn bị cho chuyến du học cũng như không phí hoài cơ hội để học nhiều thứ tiếng khác một cách miễn phí, tôi lựa chọn không chơi với người Việt.

Và kết quả là sau hơn một năm du học, không những trình độ tiếng Anh của tôi đã tăng đáng kể mà tôi đã được học thêm tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha giao tiếp từ những người đồng nghiệp và những người bạn của mình.

Ngược lại, ở lớp tôi có một nhóm sinh viên người Việt chơi với nhau. Tôi thấy họ cũng đã có những chuyến du lịch, những đêm tiệc tùng khá vui vẻ nơi đất khách. Và đúng là bạn bè “hoạn nạn có nhau”, cả nhóm bạn đó đều phải kéo dài thời gian học bởi họ không thể qua được một số môn (vì tiếng Anh quá tệ).

Vậy nên, nếu các bạn có ý định đi du học hoặc người thân có người (đã, đang hoặc sẽ) đi du học, hãy tự khuyên mình và khuyên người thân của bạn rằng “nếu muốn tiến bộ, đừng chơi với người Việt”.

Trang Hoàng
Nguồn: nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.