Chuyên mục
10 điều cực thú vị từ cậu du học sinh Nga
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Cung duoc :)

10 điều cực thú vị từ cậu du học sinh Nga

Chủ nhật 12/01/2014 03:59 GMT + 7
Được ra nước ngoài để du học là điều mong ước của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, con đường học tập có nhiều chông gai, chướng ngại tâm lý, tình cảm phải vượt qua, nhất là những người lần đầu tiên xa nhà du học...

Đó là cảm nhận chung chung của hầu hết các du học sinh khi xa nhà. Tốt nghiệp một trường phổ thông ở nông thôn, tôi đăng kí vào trường đại học trên thành phố. Cuối cùng tôi cũng đậu vào trường đó với số điểm bình thường, đủ để làm hài lòng bố mẹ và họ hàng. Vào đại học, mọi thứ bắt đầu trở nên hoàn toàn khác lạ, cuộc sống thành thị làm đứa con trai quê mùa, cục mịch như tôi choáng ngợp. Lại nói về việc học, lúc trước tôi thích và đam mê tiếng Anh lắm, nhưng không hiểu sao khi chọn ngành để thi vào đại học tôi lại chọn ngành tiếng Nga, mặc dù trước đó hình dạng "tròn méo" của nước Nga thế nào tôi cũng chẳng hề biết gì.

Thế mà lạ, sau khi học xong năm nhất, tôi may mắn trở thành 1 trong 10 người chiến thắng trong cuộc thi Olympic tiếng Nga tại Hà Nội và giành một suất sang Nga du học. Thành phố hiện tại tôi đang sống và học là Tula, Liên Bang Nga. Tính đến thời điểm hiện tại thì tôi đã sang Nga được một năm, đã trải qua 4 mùa xuân, hạ, thu, đông ở cái xứ sở Bạch dương này. Có nhiều người nghĩ đi du học là sướng, học khỏe lắm, chương trình học bên đó nhẹ vô cùng, cộng thêm tiền học bổng cao ngất ngưởng,... Nhưng họ đâu có biết bên cạnh những cái lợi khi đi du học còn có nhiều điều khó khăn mà những người như chúng tôi mới hiểu! 

Với bản thân là một du học sinh, những người đi học xa nhà, tôi sẽ nói qua 1 vài điều cụ thể là nơi tôi đang sống, coi như là một chút kinh nghiệm cho những ai mong muốn đi du học, cũng như những bạn mới sang còn nhiều bỡ ngỡ:

1. Thời tiết ở Nga phức tạp: mùa đông rất lạnh kéo dài khoảng từ 2-4 tháng, mức lạnh nhất mà tôi từng trải qua là -28 độ... Do vậy, bạn hãy chuẩn bị áo quần, khăn, mũ ấm đầy đủ. Một kinh nghiệm nhỏ của tôi là đối với áo ấm không nên mua ở nhà rồi mang sang đây, vì nó không đủ độ ấm. Một chiếc áo ấm bên này giá cũng không quá đắt, từ 1.500 rup (~950 nghìn VND) trở lên là bạn có một chiếc áo đông khá tốt.

Mùa đông nước Nga

2. Nhớ mang theo đủ các loại thuốc cần thiết: nhất là thuốc cảm cúm, đau bụng,... vì bên này thuốc khá đắt, mà bạn phải đi khám sức khoẻ ở bệnh viện trước rồi mới ra hiệu thuốc mua được. Mách nhỏ những ai mắc những căn bệnh liên quan đến thời tiết thì tốt nhất chữa khỏi ở nhà trước khi qua đây, giả dụ như căn bệnh viêm xoang nó rất kị lạnh, Khi học thể dục ngoài trời hay đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, bạn sẽ bị sổ mũi, đau nhức ở vùng đầu... Nếu bạn không kịp chữa trị thì hãy mang theo 1 chiếc khăn bản to để che được vùng mũi khi đi ra ngoài, điều đó sẽ giảm được lạnh cho mũi hơn đấy.

3. Một điểm lạ bên này là người Nga sẽ "xa lánh" nếu bạn mang khẩu trang khi ra ngoài đường: vì họ nghĩ bạn đang mắc 1 căn bệnh "dễ lây lan" nào đó... Hãy chú ý điều đó nhé.

4. Học phí ở Nga cũng không quá cao như Mỹ, Anh , Pháp: nhưng nếu gia đình bạn không phải quá dư giả thì hãy xem xét kĩ, cũng tuỳ theo từng ngành học và trường bạn đến học.

- Dự bị: USD 1.000 – 2.000/năm (~21 triệu - 42 triệu VND)

- ĐH: USD 1.200 – 4.500/năm (~25 triệu - 95 triệu VND) đối với ngành Y thì khá đắt.

- Sau ĐH: USD 1.500 – 5.000/năm (~31 triệu - 105 triệu VND)

Đấy là mức giá tham khảo ở một thành phố tỉnh lẻ mà tôi đang theo học, còn ở thủ đô Moscow thì đắt hơn rất nhiều.

5. Chi tiêu hằng ngày: Một lời khuyên cho các bạn là khi mua bất kì vật gì ở bên này thì bạn không nên hoán đổi ra tiền Việt làm gì, nếu bạn tính thế thì chẳng dám mua cái gì cả... một gói mì tôm ở đây giá khoảng 20 rup (~15.000 VND).

Một điểm đáng lưu ý là ở Nga ít rau lắm, bọn mình toàn ăn thịt đến nỗi ngán ngẩm, mà con trai nấu ăn cũng không tốt nên chả biết chế ra món nào cho ra hồn. Đồ điện tử ở Nga cũng không rẻ đâu, nên bạn cần lưu ý với túi tiền khi mua một món đồ điện tử đắt tiền nào đó.

6. Người Nga cũng như phương Tây, tức không ăn cơm nhưng bạn được phép nấu ăn: vì vậy bạn cũng không phải lo lắng. Ở siêu thị, họ bán từng túi gạo nhỏ tầm 1kg, không phong phú như ở Việt Nam mình đâu. Người Nga cũng có 3 bữa sáng: họ ăn nhẹ như cháo hoặc là cơm với cá và 1 ly cà phê, bữa trưa là bữa chính của họ đấy nên chắc chắn sẽ có món soup, món chính là thịt xào với rau cải, với món phụ là salad và bữa tối là bữa ăn nhẹ như cháo, khoai tây nghiền và nước uống thường là trà xanh... (tất nhiên thực đơn là tuỳ mỗi gia đình).

7. Người Nga cũng như phương Tây quan trọng việc xếp hàng: bởi vậy khi đi du học hãy nhớ kĩ điều này đừng chen lấn xô đẩy khi mua bất cứ thứ gì

8. Hãy nói cảm ơn và xin lỗi thường xuyên: có thể nhiều bạn không tin những người Nga họ luôn nói cảm ơn khi bạn giúp học cho dù thứ nhỏ nhặt nhất và xin lỗi khi làm sai. Đó là một phép lịch sự tối thiểu của người dân nơi đây.

9. Khi sang Nga cũng như nước khác, bạn không nên đi ra đường một mình vào đêm khuya: điều này rất nguy hiểm đấy, mình từng chứng kiến một cậu bạn đi chơi đêm khuya và bị bọn du côn đánh. Nếu cần thiết bạn hãy đi cũng nhiều người nhé.

10. Hãy tự tạo cho mình cuộc sống tự lập: học xa nnhà xa bố mẹ gia đình, không ai lo cho bạn cả, khi ốm đau bạn phải tự nấu ăn, giặt quần áo. Bởi thế nếu muốn đi du học hãy tự làm mọi thứ nếu có thể làm được, đừng ỷ lại người khác kể cả việc học. Ở xa không có bố mẹ nhắc nhở bạn học, hãy tự học để nắm lấy tương lai trong bàn tay.

Trên đây là 10 điều mà qua quá trình sống và học tập ở Liên Bang Nga đã rút ra, tất nhiên còn rất nhiều điều còn muốn chia sẻ nữa. Hi vọng sẽ là một chút kinh nghiệm nhỏ nhoi giúp cho những bạn mong muốn đi du học đặc biệt là ở xứ sở bạch dương diệu kì này.
Nguồn: kenh14.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.