Chuyên mục
Xử phạt vi phạm giao thông, đừng để tình trạng “tôi cho rằng sai thì sai”?
QC TU 1
BÌNH LUẬN
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến các luật sư, chứ không thể để các anh CSGT với cây gậy thần , muốn phạt ai thì phạt được.

Xử phạt vi phạm giao thông, đừng để tình trạng “tôi cho rằng sai thì sai”?

Thứ ba 13/09/2016 08:50 GMT + 7
Đó là ý kiến của một số luật sư về việc nhiều CSGT than “khó” vì quy định xử phạt hành chính phải chứng minh lỗi. Theo các luật sư, chứng minh lỗi của người vi phạm là nghĩa vụ của cơ quan xử lý vi phạm, do đó càng phải khách quan chính xác.

Trước đó, theo thông tin từ báo chí, tại cuộc họp của Ủy ban ATGT Quốc gia, Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, do luật quy định xử lý vi phạm phải có chứng cứ chứng minh được lỗi vi phạm nên lực lượng CSGT gặp khá nhiều khó khăn. Bởi, hiện nay các tuyến đường chưa có camera giám sát để đối chiếu, còn tại các ngã tư thì không phải chỗ nào cũng được gắn camera. Chính vì thế, nhiều người vi phạm rõ ràng nhưng CSGT cũng không thể xử phạt.

Sau đó, Báo Giao thông dẫn lời Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho biết, Luật Xử lý VPHC quy định người có thẩm quyền xử phạt phải chứng minh được hành vi vi phạm, nên đã có một số trường hợp người vi phạm cũng “vin” vào để làm khó cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. “Ví dụ, một người vượt đèn đỏ hay lấn làn bị CSGT lập biên bản, nhưng họ không tuân theo mà nhất định đòi CSGT phải chứng minh được hành vi vi phạm của họ. Nếu trong trường hợp ở đó có camera giám sát giao thông hay có người làm chứng thì việc này sẽ được giải quyết nhanh chóng, còn không sẽ dẫn đến cuộc tranh cãi kéo dài giữa người dân và lực lượng thực thi nhiệm vụ”, tướng Quân nói và cho rằng, những trường hợp như vậy trong thực tế rất “thiên biến vạn hóa”, nên cần cách giải quyết, ứng xử linh hoạt.

Theo Thiếu tướng Trần Thế Quân, để góp phần giải quyết những bất cập trên, cũng đã có một số đề xuất tăng cường phương tiện, thiết bị kỹ thuật như gắn camera trên mũ CSGT (hiện TP HCM đã thí điểm), nhưng để đồng bộ thì rất khó vì nó đòi hỏi kinh phí rất lớn.

“Rõ ràng luật pháp thường chậm hơn so với thực tiễn, khi xây dựng luật là thế, nhưng trong quá trình triển khai thực tế có những trường hợp xảy ra mà mình không dự liệu được hết nên luôn cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đến một giai đoạn nhất định, cần tập hợp các vướng mắc để sửa đổi, điều chỉnh. Nhưng việc này phải do lực lượng trực tiếp thực thi nhiệm vụ đề xuất, sau đó cơ quan chức năng mới điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp”, tướng Quân cho biết.


Dùng điện thoại cũng có thể ghi hình vi phạm giao thông làm bằng chứng. Ảnh Báo Giao thông

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ pháp luật, nhiều luật sư tỏ ý không đồng tình với việc “kêu khó” mà đề xuất điều chỉnh luật. Vì pháp luật xây dựng cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản, những quy định trái với những nguyên tắc cơ bản này đều có thể dẫn đến việc “tùy tiện”.

Luật sư Hoàng Tùng, Văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư Tp Hà Nội) cho rằng: “Việc quy định xử phạt vi phạm hành chính cần phải chứng minh là đúng và thống nhất, hiện nay không cần sửa. Việc CSGT, phải có chứng cứ thể hiện việc xử phạt vi phạm hành chính khách quan không để CSGT lạm quyền. Không có bằng chứng ghi hình thì người làm chứng là chứng cứ.

CSGT phải tự trang bị phương tiện cần thiết để làm nhiệm vụ, là cần thiết. Điều này làm người thực thi công vụ làm tốt hơn nhiệm vụ và đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, tránh lạm quyền”

Còn theo luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Tp Hà Nội) cho rằng, theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 3 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2013) thì "Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính".

“Như vậy, có thể nói rằng quy định người xử phạt vi phạm hành chính có nghĩa vụ chứng minh căn cứ xử lý vi phạm, chứng minh lỗi của người vi phạm không phải là quy định mới của pháp luật. Quy định này đã có từ lâu và Luật Xử lý Vi phạm hành chính hiện hành đã đưa vào áp dụng hơn 3 năm nay.

Theo quan điểm cá nhân tôi, quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính và các nguyên tắc cơ bản của pháp luật”- Luật sư Cường nói.

Theo luật sư Cường, cụ thể, Điều 3, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau: "Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định..."

Do đó, theo luật sư Đặng Văn Cường, nguyên tắc "Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định" là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật xử lý vi phạm hành chính và cũng là nguyên tắc cơ bản của pháp luật: Có vi phạm thì mới có chế tài. Nếu "không vi phạm" mà lại áp dụng "chế tài" thì việc áp dụng pháp luật như vậy là oan, sai. Đồng thời, quy định người xử lý vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh lỗi, hành vi vi phạm của người bị xử lý vi phạm là quy định "hợp lý và hợp pháp".

“Nếu điều chỉnh quy định chứng minh lỗi, vi phạm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng "lạm quyền", có thể dẫn đến"phạt bừa" mà không cần phải chứng minh lỗi. Chả lẽ sẽ để tình trạng "tôi cho là sai thì là sai", điều đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội”- Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh.

Hồng Chuyên
Nguồn: infonet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.