Chuyên mục
Vì sao Hà Nội lại làm
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vì sao Hà Nội lại làm "đường đắt nhất hành tinh"?

Thứ tư 03/01/2018 14:42 GMT + 7
Với chi phí dự kiến hơn 3,5 tỉ đồng/m2 gồm xây dựng và giải phóng mặt bằng, đoạn đường Hoàng Cầu- Voi Phục đã vượt qua rất nhiều kỷ lục để trở thành con đường đắt nhất hành tinh. Chi phí quá lớn, song hiệu quả đến đâu và công tác xây dựng được tiến hành ra sao để tránh khỏi "vết xe đổ" Cát Linh- Hà Đông là vấn đề hiện dư luận đang quan tâm.

Dự án Hoàng Cầu- Voi Phục có kinh phí khoảng 7.800 tỉ với khoảng 2,2 km.

Cần thiết?

Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu- Voi Phục (quận Đống Đa, TP. Hà Nội).

Cụ thể, tuyến đường này dài trên 2,2 km, chiều rộng 50 m, diện tích hơn 153.000 m2, bao gồm 2 cầu vượt... Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 đến 2020 với tổng mức đầu tư gần 7.800 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách TP. Hà Nội và các nguồn hợp pháp khác.

Theo đại diện Ban quản lý dự án đầu tư công nghiệp dân dụng và công nghiệp Hà Nội - đơn vị thực hiện Dự án cho biết, để làm tuyến đường, cơ quan chức năng phải giải phóng mặt bằng hơn 2.000 hộ dân, tái định cư hơn 2.200 hộ.

“Dự án có diện tích thu hồi lớn, trong khi giá đất tại khu vực quận Đống Đa, Ba Đình rất cao, khiến chi phí giải phóng mặt bằng, bồi thường, tái định cư lên đến hơn 6.400 tỉ đồng, phần dành cho xây lắp chỉ khoảng 1.100 tỉ đồng; tiền giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 82% tổng đầu tư Dự án”, đại diện Ban quản lý dự án thông tin.

Vấn đề là hiệu quả đến đâu?

Như vậy, bình quân chi phí làm một mét đường ở tuyến Vành đai 1 Hoàng Cầu- Voi Phục gồm giải tỏa và xây lắp là 3,5 tỉ đồng. Đây sẽ là tuyến đường đắt nhất Thủ đô đến nay, phá vỡ các kỷ lục trước đó.

Về việc Hà Nội xây dựng “con đường đắt nhất hành tinh này”, một số chuyên gia giao thông tỏ ý đồng tình, cho rằng việc xây dựng nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng: “Việc xây dựng là cần thiết để giải tỏa áp lực giao thông cho tuyến đường Đê La Thành, song rút kinh nghiệm từ các dự án giao thông mà Hà Nội đầu tư liên tục bị đội vốn thời gian qua như Cát Linh- Hà Đông, Nhổn- ga Hà Nội, công tác quản lý, đấu thầu dự án cần tập trung, công khai, minh bạch để thu được hiệu quả cao nhất”.

Còn theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, đoạn đường Hoàng Cầu- Voi Phục là một phần trong dự án đường Vành đai 1 mà Hà Nội cần phải hoàn thành, điều này không có gì cần bàn cãi nhiều. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chi phí của con đường bị đội lên rất nhiều do công tác quy hoạch chưa tốt, xây dựng không đồng bộ, xuyên suốt mà bị cắt nhỏ thành nhiều phần khiến càng về sau chi phí xây dựng, đền bù, giải phóng mặt bằng càng ngày càng cao.

“Bên cạnh đó, Hà Nội cần tăng cường thanh kiểm tra chất lượng các quy hoạch và bịt chặt các kẽ hở cho sự lạm dụng, trục lợi và tốn kém vì phải giải phóng mặt bằng hai lần, góp phần cải thiện hiệu quả đầu tư cho những dự án đầu tư công, phát triển hạ tầng đô thị mới tới đây trên địa bàn Thủ đô”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói.

Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông, việc đầu tư kinh phí xây dựng đường là rất cần thiết để giảm áp lực giao thông cho người dân, song việc đầu tư ở địa điểm nào, khu vực dân cư nào, cần nghiên cứu rất kỹ, hài hòa lợi ích các bên quan trọng là tối đa hóa hiệu quả giảm ùn tắc.

Sở dĩ như vậy theo chuyên gia này, Hà Nội đang có rất nhiều “điểm đen” giao thông cần giải tỏa gấp là các tuyến đường cửa ngõ ra vào thủ đô như Pháp Vân, Thăng Long hay nhiều tuyến phố luôn trong tình trạng ùn tắc cục bộ kéo dài. “Khi quyết định đầu tư một khoản kinh phí lớn để xây dựng đoạn đường Hoàng Cầu- Voi Phục, nên có sự so sánh đối chiếu mức độ cần thiết của đoạn đường này với đoạn đường khác để cân nhắc, quyết định”, chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy nói.

Các tuyến đường đắt đỏ của Hà Nội gồm có đường Ô Đông Mác- Nguyễn Khoái dài 570 m, tổng mức đầu tư trên 1.100 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 800 tỉ đồng; bình quân chi phí làm một mét đường ở dự án này là gần 2 tỉ đồng.

Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, dài hơn 500 m, tổng mức đầu tư 969 tỉ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng hơn 680 tỉ đồng; giá gần 1,8 tỉ đồng một mét.

Đường Hoàng Cầu- Ô Chợ Dừa, dài trên 500 m, tổng đầu tư hơn 700 tỉ đồng, trên 500 tỉ đồng giải phóng mặt bằng; giá 1,2 tỉ đồng một mét.

D. Ngân
Nguồn: baohaiquan.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.