Chuyên mục
Tường vây đường hầm metro ở Sài Gòn thiết kế 2m bị điều chỉnh còn 1,5m
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tường vây đường hầm metro ở Sài Gòn thiết kế 2m bị điều chỉnh còn 1,5m

Thứ ba 25/12/2018 11:51 GMT + 7
Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có nhiều sai phạm, trong đó có việc chủ đầu tư tự điều chỉnh thiết kế kỹ thuật tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên khi chưa được phê duyệt.

Tuyến metro số 1 bị kết luận có sự thay đổi thiết kế sai quy định.

Ngày 25/12, Thanh tra TP.HCM đã có kết luận về thực hiện gói thầu đoạn hầm ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP thuộc dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). 

Kết luận cho thấy Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có nhiều sai phạm, trong đó có việc chủ đầu tư tự điều chỉnh thiết kế kỹ thuật khi chưa được phê duyệt.

Cụ thể, tường vây đường hầm metro số 1 đoạn từ ga Bến Thành đến Nhà hát TP theo thiết kế dày 2m nhưng bị điều chỉnh còn 1,5m. Như vậy, trên thực tế, tường vây của tuyến metro bị mỏng hơn rất nhiều so với thiết kế. Sở GTVT đã có báo cáo sự việc Ban quản lý đường sắt đô thị không thực hiện đúng quy trình thủ tục lên UBND TP.HCM.

Trong một diễn biến khác, trên trang web của Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cũng đăng tải thư mời khẩn báo chí dự họp báo cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vào sáng ngày 26/12.


Ông Hoàng Như Cương, Phó Ban Quản lý đường sắt đô thị đã xuất ngoại trái quy định.

Ông Hoàng Như Cương (Phó Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) được cho là đi Mỹ từ hôm 9/12 khi chưa xin phép. Hiện, các cơ quan chức năng TP.HCM đang xác minh, tìm hướng xử lý đối với hành vi đi nước ngoài khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép theo quy định.

Trước đó, ông Cương đã có đơn nộp cơ quan trình UBND TP.HCM về việc xin nghỉ việc không hưởng lương từ 10 đến 31/12. Khi thành phố chưa chấp thuận thì ông này đã qua Mỹ để giải quyết chuyện riêng. Ông Cương được cho là nhiều lần gửi đơn xin nghỉ việc trước đó.

Hồi giữa tháng 10, tại buổi làm việc của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với các sở ngành, ông Hoàng Như Cương khẳng định với tình hình thiếu vốn như hiện nay, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) không thể hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2020 như dự kiến.

Trong khi đó, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, Lê Nguyễn Minh Quang đã có đơn xin thôi việc nhưng chưa được UBND TP.HCM phê duyệt. 

Hiện, ông Quang chưa nhận được bất cứ quyết định chính thức nên vẫn tiếp tục làm việc bình thường. Trước đó, ông Quang từng 2 lần khác viết đơn xin thôi chức vụ nhưng chưa được UBND TP.HCM chấp thuận.

Cũng hồi giữa đầu tháng 11, Ban quản lý đường sắt đô thị có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện dự án tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) đến cuối năm 2020. Điều này được cho là nhằm đảm bảo cơ sở để triển khai tuyến metro này trong quá trình chờ Thủ tướng chỉ đạo, thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án.

Theo đó, trong điều kiện thuận lợi, ít thời gian nhất thì đến năm 2024 tuyến metro số 2 mới được hoàn thành. Trong khi đó kế hoạch ban đầu được đặt ra là khởi công dự án tàu điện ngầm này vào năm 2014, hoàn thành sau 4 năm.

Ban quản lý đường sắt đô thị cũng cho biết trước đó, ngày 10/5, Chính phủ đã xin ý kiến Quốc hội về việc điều chỉnh gấp đôi mức tổng mức đầu tư dự án so với dự toán hồi năm 2010, tổng cộng 2,1 tỷ USD (tương đương hơn 47.800 tỷ đồng).

Các tuyến metro thi nhau "đội vốn" bất thường

Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20 km, tuyến đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Hiện, công trình đã hoàn thành hơn 57% khối lượng công việc, tuy nhiên có nguy cơ ngừng thi công do tình trạng thiếu vốn do những rắc rối vốn đầu tư.

Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020. Hồi năm 2007, thành phố phê duyệt dự án metro số 1 với tổng mức đầu tư gần 17.400 tỷ đồng (hơn 126.500 triệu yen). Sau đó dự án, được chuyển giao cho Ban quản lý đường sắt đô thị làm chủ đầu tư. Hồi năm 2009, đơn vị này chọn nhà thầu cùng với việc làm rõ thiết kế cơ sở dẫn đến tăng tổng mức đầu tư của dự án lên là 47.325 tỷ đồng (hơn 235.500 triệu yen).

Bên cạnh đó, tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) cũng đang được xin điều chỉnh tổng mức đầu tư gần gấp đôi, từ 26.000 tỷ đồng lên gần 48.000 tỷ đồng. Nhiều nguyên nhân được cho là quá trình triển khai có điều chỉnh về thiết kế cơ sở, thời gian chuẩn bị kéo dài, chậm trễ trong quá trình triển khai, tăng khối lượng xây dựng, trượt giá…

Bảo Minh
Nguồn: ttvn.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.